Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu FINAL (2) (Trang 58 - 60)

7. Cấu trúc nghiên cứu của đề tài

3.1.2.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Theo quan điểm của Cresswell và Clark (2007), nghiên cứu khoa học có thể chia ra làm ba trường phái chính đó là (1) nghiên cứu định tính, (2) nghiên cứu định lượng, (3) nghiên cứu hỗn hợp. Trong các nghiên cứu hàn lâm, nghiên cứu định tính thường có hiệu quả trong việc khám phá ra các lý thuyết khoa học thông qua phương pháp quy nạp (nghiên cứu trước đưa ra lý thuyết sau), nghiên cứu định lượng là thường đi đôi với việc kiểm định theo quy trình suy diễn (lý thuyết rồi mới đến nghiên cứu), trong khi đó nghiên cứu hỗn hợp thì phối hợp cả định tính và định lượng (Nguyễn Đức Thọ, 2013).

Bắt đầu từ mục tiêu nghiên cứu của bài là xác định và đo lường các nhân tố tác động đến việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam, nhóm tác giả đã thống nhất sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Việc sử dụng nghiên cứu định lượng sẽ giúp nhóm tác giả lượng hóa một cách cụ thể các hành vi của đối tượng khảo sát.

Ngoài ra, các nghiên cứu khác trên thế giới nghiên cứu về việc áp dụng CMBCTCQT chủ yếu bằng cách thực hiện nghiên cứu định lượng nên việc tổng hợp dữ liệu sẵn có giúp nhóm tác giả có căn cứ khoa học chặt chẽ hơn trong việc xác định và đo lường các nhân tố đáp ứng với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Mặc dù các nghiên cứu trên có kết quả khảo sát mang tính đặc thù quốc gia họ nhưng những nhân tố của nhóm tác giả đưa ra đã bỏ qua sự tác động của các yếu tố bên ngoài (Văn hóa, Tư tưởng), nên việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng là phù hợp và có giá trị cao hơn trong nghiên cứu này.

Phương pháp định lượng được thực hiện bằng cách khảo sát trực tuyến các kế toán viên, các nhà quản trị (CEO, CFO, trưởng bộ phận kế toán, phó bộ phận kế toán), kiểm toán viên… của một số doanh nghiệp tại Việt Nam. Mục đích nghiên cứu nhằm kiểm định lại các mô hình đo lường, lý thuyết và các giả thuyết về nhân tố áp lực lên việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam.

3.1.2.2. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của nhóm tác giả được tiến hành qua ba bước dựa vào quy trình xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết khoa học của Nguyễn Đình Thọ:

Quy trình được bắt đầu bằng cách xác định vấn đề. Vấn đề nghiên cứu đến từ nhiều nguồn tuy nhiên trong nghiên cứu về kinh tế, nhóm tác giả xác định được hai nguồn chính là từ thị trường thực tiễn và lý thuyết đã có.

Nghiên cứu tài liệu là bước tiếp theo và là cơ sở cần thiết của quá trình nghiên cứu. Nhóm tác giả đã tiến hành tìm hiểu sâu về những công trình nghiên cứu trước đó của nhiều tác giả trên thế giới cũng như tại Việt Nam, cụ thể là hướng tiếp cận về các nhân tố tác động đến việc áp dụng CMBCTCQT. Sau khi tổng hợp những nghiên cứu của họ, nhóm tác giả tìm ra được khoảng trống và xác định được định hướng cho công trình nghiên cứu này.

Bước 2: Tiến hành nghiên cứu định lượng

Trước khi đến bước tiến hành đo lường mức độ tác động thì bài nghiên cứu phải chắc chắn xác định được cụ thể các nhận tố ảnh hưởng đến việc áp dụng CMBCTCQT. Bài nghiên cứu kiểm định và lượng hóa các nhân tố bằng các công cụ kiểm định và mô hình hồi quy logit. Để xác định kích thước mẫu, nhóm tác giả dựa vào việc sử dụng kích thước mẫu tối thiểu và tỷ lệ quan sát trên biến đo lường (n/p). Qua phương pháp thống kê, phân tích hồi quy nhị phân với phần mềm SPSS 22.0, nhóm tác giả đã kiểm định được các giả thuyết và mô hình.

Bước 3: Bàn luận kết quả nghiên cứu và đưa ra hàm ý

Sau khi thu thập dữ liệu, kết quả của nghiên cứu sẽ được đánh giá và so sánh với kết quả của các nghiên cứu trước đây. Từ đó, bài nghiên cứu đưa ra kết luận về kết quả nghiên cứu và nhận định được xu hướng tác động của các nhân tố đối với việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam. Việc lượng hóa sự tác động của các nhân tố giúp nhóm nghiên cứu hiểu sâu hơn về thực trạng áp dụng CMBCTCQT tại Việt Nam và đóng góp được những chính sách cụ thể, mang tính thuyết phục đối với việc bắt buộc các doanh nghiệp áp dụng CMBCTCQT trên toàn Việt Nam.

Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu định lượng cụ thể

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp)

Một phần của tài liệu FINAL (2) (Trang 58 - 60)

w