Nhận xét về các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu FINAL (2) (Trang 32 - 35)

7. Cấu trúc nghiên cứu của đề tài

1.4.1. Nhận xét về các nghiên cứu liên quan

Đã có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng CMBCTCQT được công bố trên thế giới, cả ở nước phát triển và nước đang phát triển. Vận dụng CMBCTCQT làm chuẩn mực kế toán quốc gia là cách hội nhập kế toán quốc tế nhanh

nhất và không tốn nhiều chi phí (Jones và Belkaoui, 2010). Để thấy được bức tranh toàn cảnh về quá trình áp dụng CMBCTCQT, chúng ta cần nghiên cứu những nhân tố có tác động đến việc áp dụng từ nhiều khía cạnh khác nhau. Do vậy, nghiên cứu về quá trình áp dụng CMBCTCQT luôn là một trong những chủ đề nghiên cứu phổ biến nhất trong lĩnh vực kế toán.

Mặc dù vậy, mỗi khu vực khác nhau sẽ có mức độ tác động của các nhân tố đến việc áp dụng CMBCTCQT khác nhau. Lý do là bởi đặc điểm về thể chế chính trị, xã hội và kinh tế ở các khu vực sẽ luôn tồn tại những điểm khác biệt nhất định. So với số lượng lớn các nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng CMBCTCQT ở các quốc gia phát triển, thì số lượng nghiên cứu ở các quốc gia đang phát triển và có đặc điểm xã hội như Việt Nam vẫn còn hạn chế.

CMBCTCQT chủ yếu được xây dựng và ban hành áp dụng cho những nước phát triển, những khu vực có thể dễ dàng định giá tài sản theo giá trị thị trường và phát triển đồng bộ các nhân tố thị trường. Có nhiều nghiên cứu cũng cho thấy CMBCTCQT được xây dựng phù hợp với các quốc gia phát triển hơn là các quốc gia đang phát triển (Bailey, 1995; Prather-Kinsey, 2006; Perera và Baydoun, 2007). Phần lớn các nghiên cứu tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng CMBCTCQT ở các khu vực phát triển như: Úc, EU... (Glaum và Mandler, 1997; Dumoniter và Raffounier, 1998; Goodwin, Copper và Johl, 2008; Hellmann, Perera và Patel, 2010; Navarro-Garcia và Bastida, 2010; Merve, 2016). Một vài nghiên cứu khác cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMBCTCQT tại những nước đang phát triển (Chamisa, 2000; Jones và Higgins, 2006; Ballas, Skoutela, và Tzovas, 2010; Cole, Branson, và Breesch, 2011; Madawaki, 2012). Có thể thấy, các nghiên cứu về việc áp dụng CMBCTCQT tại những quốc gia đang phát triển và có đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội tương tự Việt Nam hiện chưa có nhiều. Do vậy, quá trình xây dựng và áp dụng CMBCTCQT tại Việt Nam đang là chủ đề cần được quan tâm.

Từ khoảng những năm 1960, các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng CMBCTCQT đã được tách thành 2 nhóm khác biệt: nhân tố bên ngoài doanh nghiệp và nhân tố bên trong doanh nghiệp (Mueller, 1968).

 Phần lớn các nghiên cứu tập trung xây dựng các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp có tác động đến việc áp dụng CMBCTCQT; các nhân tố đó gồm: Thể chế chính trị, Kinh tế, Văn hóa, Giáo dục, Pháp lý... Các nghiên cứu này đã góp phần tăng nhận thức của

các nước trong việc xác định các nhân tố vĩ mô, từ đó tạo động lực hình thành một chuẩn mực kế toán đáng tin cậy, thống nhất trên toàn thế giới, áp dụng đối với tất cả các nền kinh tế. Tuy vậy, các nghiên cứu vẫn sẽ tồn tại nhiều điểm không thống nhất do hệ thống pháp luật và môi trường văn hóa của từng quốc gia không tương đương nhau. Do vậy, vấn đề này vẫn cần được khai thác và nghiên cứu thêm.

 Nhóm nhân tố thứ hai bao gồm các nhân tố bên trong doanh nghiệp có tác động đến việc áp dụng CMBCTCQT, bao gồm: Vốn chủ sở hữu, Quy mô doanh nghiệp, Sự quan tâm của nhà quản trị, Trình độ kế toán viên, Đối tượng sử dụng BCTC. Khoảng 5 năm trở lại đây, số lượng nghiên cứu về các nhân tố vi mô có ảnh hưởng đến việc vận dụng CMBCTCQT ở những khu vực đang phát triển đang tăng lên. Lý do là bởi, việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế trên BCTC trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu là xu thế tất yếu. Với vai trò là ngôn ngữ chung về kế toán, CMBCTCQT góp phần cải thiện mức độ tin cậy và tính minh bạch của thông tin trên BCTC, từ đó dễ dàng thu hút nguồn vốn quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù vậy, các nghiên cứu về việc áp dụng CMBCTCQT trên thế giới cho thấy việc áp dụng sẽ tốn nhiều thời gian và cần được nghiên cứu kĩ lưỡng.

Nhìn chung, chúng ta đã có nhận thức đáng kể về sự cấp thiết và những thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình áp dụng CMBCTCQT. Trong 5 năm gần đây, việc áp dụng các CMBCTCQT được đề cập khá nhiều tại Việt Nam. Những luận án trong nước nghiên cứu về vấn đề áp dụng CMBCTCQT tại các doanh nghiệp cũng khá phong phú (Phạm Hoài Hương, 2010; Nguyễn Thị Thu Phương, 2014; Trần Hồng Vân, 2014).

Quá trình kế toán Việt Nam đổi mới để hội nhập kế toán quốc tế sẽ tồn tại nhiều khó khăn và thách thức. Một trong những khó khăn của quá trình hòa hợp với CMBCTCQT chính là độ tin cậy và tính hữu ích của thông tin trên BCTC chưa cao (Micheline và Nguyen, 2007). Bên cạnh đó, “thói quen” của kế toán Việt Nam là làm việc dựa vào những hướng dẫn cụ thể, việc định khoản phải được quy định bởi chế độ kế toán (Nguyen và Richard, 2011; Nguyen và Tran, 2012). Do đó, đây cũng chính là trở ngại lớn cho việc áp dụng CMBCTCQT ở Việt Nam vì nó đòi hỏi kế toán hiểu rõ bản chất của từng quy định trong chuẩn mực để vận dụng và xử lý các tình huống khác nhau trong thực tế. Nguyen và cộng sự (2012) đã ghi nhận một trong những trở ngại của việc hòa hợp với CMBCTCQT ở Việt Nam là việc định khoản kế toán được xác lập dựa trên những quy định. Phan và cộng sự (2013) cho rằng, bên cạnh những ích lợi từ hội nhập kế toán quốc

tế, chi phí chuyển đổi cũng sẽ là một trở ngại đáng kể trong quá trình áp dụng CMBCTCQT.

Giải pháp và phương hướng trong xu hướng hội nhập với CMBCTCQT đã được nhiều tác giả Việt Nam kiến nghị trong các nghiên cứu của mình. Vũ Hữu Đức và Trình Quốc Việt (2008) đưa ra kiến nghị áp dụng CMBCTCQT với các doanh nghiệp đại chúng, doanh nghiệp niêm yết, công ty bảo hiểm và ngân hàng. Dựa trên các tiêu chuẩn BCTC quốc tế và các đặc điểm của Việt Nam, Tăng Thị Thu Thủy (2009) kiến nghị cần hoàn thiện các chuẩn mực kế toán quốc gia. Phạm Hoài Hương (2014) đề xuất Việt Nam cần khắc phục những trở ngại về mặt môi trường đối với việc vận dụng CMBCTCQT ở mức trong khả năng, cụ thể như: cần hạn chế việc Chính phủ can thiệp vào quá trình soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán, tăng cường sự tham gia của kinh tế tư nhân và đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng kế toán viên. Để sinh viên có nhận thức về kế toán quốc tế, các trường đại học và các cơ sở đào tạo trong nước cần xây dựng, triển khai chương trình đào tạo bài bản về CMBCTCQT (Nguyễn Ngọc Hiệp, 2018).

Một phần của tài liệu FINAL (2) (Trang 32 - 35)

w