Quy trình xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu FINAL (2) (Trang 75 - 78)

7. Cấu trúc nghiên cứu của đề tài

3.4.2. Quy trình xử lý dữ liệu

Sau khi xây dựng mô hình nghiên cứu cũng như thang đo chính thức cho các biến, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng nhằm lượng hóa mức độ tác động của từng nhân tố đến việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp là phương pháp thống kê mô tả và hồi quy để phân tích dữ liệu (công cụ là phần mềm SPSS 22.0). Nhóm tác giả sau khi thu thập số liệu, sử dụng Microsoft Excel để nhập liệu từ bảng khảo sát online, tiếp đó xử lý dữ liệu thô để kiểm tra tính hợp lý, số liệu không hợp lệ, kiểm tra dữ liệu trống. Sau đó tiến hành theo các bước cụ thể:

(1) Đánh giá mức độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Thang đo Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố, cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào không. Hệ số Cronbach’s Alpha đo lường độ tin cậy của thang đo, có giá trị biến thiên trong đoạn [0;1]. Về mặt lý thuyết, hệ số Cronbach Alpha càng cao thì thang đo càng có độ tin cậy cao, tuy nhiên về thực tế, nếu hệ số Cronbach Alpha quá cao (α > 0.95) sẽ cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có sự khác biệt nhau (hiện tượng trùng lặp trong đo lường). Khi kiểm tra từng biến đo lường, nhóm tác giả sử dụng một biến đo lường có hệ số tương quan với biến tổng Corrected Item-total correlation. Nếu biến một biến đo lường có hệ số tương quan hiệu chỉnh ≥ 0.30 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally và

Bernstein 1994). Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.75−0.95]2 và nếu hệ số Cronbach Alpha ≥ 0.60 là thang đo có thể chấp nhận về độ tin cậy.

(2) Phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá giá trị của của thang đo

Sau khi tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo, chúng ta cần đánh giá giá trị của thang đo trước khi kiểm định lý thuyết. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA giúp chúng ta đánh giá sơ bộ thang đo. Điều kiện để thực hiện được phân tích nhân tố khám phá là trị số KMO (Keiser-Meyer-Olkin) phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1), kiểm định Bartlett phải bé hơn 0.5 (sig Bartlett’s Test < 0.5), trị số Eigenvalue ≥ 1, tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50%, hệ số tải nhân tố (Factor Loading) ở mức tối thiểu ± 0.3 thì được chấp nhận, lớn hơn 0.4 là quan trọng, lớn hơn 0.5 xem là có ý nghĩa thiết thực.

(3) Phân tích hồi quy đa biến

Mục đích của việc phân tích đa biến là để kiểm tra tác động của các nhân tố đến việc áp dụng CMBCTCQT của các doanh nghiệp Việt Nam bằng hàm hồi quy logistic. Mô hình này là cách tiếp cận phổ biến để phân tích và đo lường mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc bằng cách ước lượng xác suất để phân tích dữ liệu nhị phân (Kleinbaum và Klein, 2012).

Nếu kiểm định Wald có Sig < 0.05 thì các biến độc lập có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Tiếp theo, kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình thông qua Classification Table và kiểm định mức độ phù hợp của mô hình dựa vào kiểm định Omnibus. Đối với mức độ dự báo chính xác, chỉ số Overall Percentage (Percentage Correct) cho thấy tỷ lệ dự báo đúng của toàn bộ mô hình, chỉ số càng cao thì mô hình càng phù hợp. Nếu mức độ phù hợp của mô hình (Omnibus Tests of Model Coefficients) có chỉ số Sig.< 0.05 chứng tỏ mô hình có sự tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Độ phù hợp tổng quát được đánh giá bằng chỉ tiêu -2LL (-2 Log Likelihood). Giá trị -2LL càng nhỏ thì độ phù hợp cao. Giá trị nhỏ nhất của -2LL là 0 (không có sai số) khi đó mô hình có độ phù hợp hoàn hảo.

Kết quả chương 3 đề cập cụ thể phương pháp nghiên cứu của bài: phương pháp nghiên cứu định lượng; đưa áp dụng nhằm kiểm định mức tác động của các nhân tố nêu trên tới việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam. Bên cạnh đó, bảng câu hỏi đề xuất cũng được trình bày trong chương này để thu thập số liệu cho nghiên cứu định lượng ở chương tiếp theo.

Việc giới thiệu chi tiết quy trình nghiên cứu gồm: quy trình chọn mẫu, quy trình thu thập và xử lý dữ liệu đã giúp người đọc khái quát được toàn bộ quá trình nghiên cứu và thực hiện. Đối với cách thức thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu được trình bày cụ thể, nhằm đảm bảo được độ tin cậy và tính chính xác cao của nghiên cứu.

Đây là cơ sở để bước sang chương 4 – Trình bày kết quả của quá trình nghiên cứu cũng như phân tích, bàn luận đến kết quả này.

CHƯƠNG 4 – PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu FINAL (2) (Trang 75 - 78)

w