Thực trạng áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế của doanh nghiệp tạ

Một phần của tài liệu FINAL (2) (Trang 43 - 46)

7. Cấu trúc nghiên cứu của đề tài

2.1.3.2. Thực trạng áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế của doanh nghiệp tạ

Trong vòng 5 năm gần đây, việc áp dụng CMBCTCQT được đề cập khá nhiều tại Việt Nam. Cùng với xu hướng hợp tác và phát triển kinh tế toàn cầu hóa, kế toán không còn là vấn đề mang tính chất nội tại, riêng biệt của từng quốc gia, việc sử dụng một ngôn ngữ chung cho các doanh nghiệp thông qua việc áp dụng CMBCTCQT trong việc lập BCTC là hết sức cấp thiết. Do đó, việc áp dụng CMBCTCQT tại Việt Nam không thể chậm trễ so với xu hướng của thế giới.

2.1.3.1. Hạn chế của việc tiếp cận Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế tại Việt Nam

Bởi vì Việt Nam chưa chính thức công bố bắt buộc áp dụng CMBCTCQT nên BCTC hiện tại của các doanh nghiệp đều được lập theo VAS. Theo yêu cầu của nhà đầu tư, nhà tài trợ quốc tế hoặc công ty mẹ tại nước ngoài, một số doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn trong nước đang tiến hành chuyển đổi BCTC được lập theo VAS sang CMBCTCQT chứ chưa trực tiếp lập BCTC theo CMBCTCQT. Hiện vẫn còn nhiều khó khăn trong vệc chuyển đổi BCTC bởi sự phát triển chưa đủ mạnh của thị trường vốn, thị trường tài chính trong nước. Ngoài ra, một vài các công cụ tài chính như: cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi, công cụ phái sinh… chưa được giao dịch phổ thông. Trong khi đó, hầu hết doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện giao dịch và hạch toán các nội dung kinh tế liên quan. Do vậy, các doanh nghiệp thường dựa vào các công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán thay vì nguồn nhân lực chính trong doanh nghiệp. Chưa có hướng dẫn chính thức của nhà nước nên thông tin về giá trị tài chính hợp lý một cách đáng tin cậy không phải lúc nào cũng có thể được cung cấp.

2.1.3.2. Thực trạng áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế của doanh nghiệp tạiViệt Nam Việt Nam

Để tìm hiểu mức độ sẵn sàng cũng như chia sẻ những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt trong việc áp dụng CMBCTCQT, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Deloitte Việt Nam đã thực hiện khảo sát về mức sẵn sàng áp dụng CMBCTCQT tại doanh nghiệp. Khảo sát diễn ra từ 20/07/2020 – 15/08/2020, theo phương pháp bảng câu hỏi trực tuyến (online) thông qua các kênh của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) và các khách hàng của Deloitte. Trên tổng số 515 phản hồi nhận được, có 322 phản hồi hợp lệ để thực hiện phân tích. Đại diện của doanh nghiệp tham gia khảo sát là những nhân sự quan trọng và đóng vai trò quyết

định trong việc thành công chuyển đổi và áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp, cụ thể từ kết quả khảo sát có 53% phản hồi đến từ kế toán trưởng và 33% đến từ quản lý cấp cao (C level). Kết quả khảo sát về tình trạng áp dụng CMBCTCQT của các doanh nghiệp tại Việt Nam thu được kết quả khá khả quan: hơn 50% doanh nghiệp thực hiện khảo sát cho biết đã áp dụng hoặc đang chuẩn bị chuyển đổi theo chuẩn mực CMBCTCQT. Theo các chuyên gia, tỷ lệ tự nguyện áp dụng chuyển đổi CMBCTCQT được cho là sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Đây là một tín hiệu lạc quan cho thấy sự ủng hộ việc áp dụng CMBCTCQT ở cộng đồng doanh nghiệp.

(Nguồn: Deloitte Việt Nam)

*Áp dụng đầy đủ chuẩn mực: Áp dụng CMBCTCQT ở từng nghiệp vụ kế toán

**Áp dụng bút toán chuyển đổi khi lập báo cáo: Áp dụng CMBCTCQT ở cấp độ số dư, đầu tiên doanh nghiệp lập báo cáo theo VAS rồi dùng bút toán điều chỉnh/chuyển đổi số dư để lập ra báo cáo theo CMBCTCQT.

33

Trong số các doanh nghiệp đang trong giai đoạn chuẩn bị hoặc chưa áp dụng IFRS, hơn 55% doanh nghiệp nói rằng họ sẽ áp dụng chuyển đổi trước năm 2025. Còn lại 26% dự định áp dụng sau năm 2025 và 19% doanh nghiệp phản hồi chưa có kế hoạch hay dự định cụ thể cho việc chuyển đổi.

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp)

Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp đi đầu trong việc áp dụng CMBCTCQT tại Việt

Nam gồm các tập đoàn và các ngân hàng lớn, có vị thế hàng đầu trên thị trường. Bởi vì ngoài các nhà đầu tư trong nước thì các doanh nghiệp này còn thu hút được sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, việc áp dụng CMBCTCQT để lập BCTC để thu hút vốn ngoại là tất yếu.

Ngoài ra, để đáp ứng với thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế, có nhiều doanh nghiệp chủ động áp dụng lập BCTC theo cả VAS và CMBCTCQT. Theo một công bố quốc tế của Nguyễn Ngọc Hiệp (2017), tính đến thời điểm 2016 đã có 17 doanh nghiệp Việt Nam đã lập BCTC theo CMBCTCQT. Những doanh nghiệp áp dụng CMBCTCQT tiêu biểu có thể kể đến như là: Tập đoàn Bảo Việt lập BCTC theo VAS và CMBCTCQT từ 10 năm nay, tập đoàn Vingroup có BCTC theo CMBCTCQT để niêm yết trái phiếu chuyển đổi trên sàn giao dịch chứng khoán Singapore. Bên cạnh đó, tác giả thống kê danh mục các công ty đã chuyển đổi từ VAS sang CMBCTCQT vào thời điểm bắt đầu thực hiện, danh mục gồm có: Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam (2000), Ngân hàng TMCP Đông Á (2008), Ngân hàng Vietcombank (2008), Tập đoàn Vingroup (2009), Tập đoàn Bảo Việt (2009), Ngân hàng BIDV (2009), Công ty cổ phần chứng khoán TPHCM HSC (2010), Công ty cổ phần đầu tư và công nghiệp Tân Tạo ITA (2011), Ngân hàng

Hình 2.2: Dự định thời gian áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam

Sau năm 2025 Giai đoạn 2022 -2025 Giai đoạn 2020 - 2022 Chưa có dự định 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% Dự định thời gian áp dụng

Eximbank (2012), Công ty cho thuê tài chính ngân hàng Sacombank (2012), Ngân hàng Nam Á (2012), Ngân hàng Sacombank (2013), Ngân hàng SHB (2014), Công ty CP tài chính ngân hàng VPBank (2014), Công ty Vietnam Oman Investment (2016), Ngân hàng TMCP phát triển TPHCM HDBank (2016), Công ty cổ phần điện Gia Lai (2016).

Theo tác giả Lê Việt (2020), cho đến tháng 9/2019, những doanh nghiệp vốn hóa lớn như Novaland hay Vinamilk cũng đã áp dụng CMBCTCQT để lập BCTC. Theo đó, báo cáo thường niên 2017 của Novaland đã cho thấy doanh nghiệp này đã lập BCTC theo CMBCTCQT trong năm 2017 còn Vinamilk đã cung cấp thông tin về BCTC lập theo CMBCTCQT trong báo cáo thường niên từ năm 2017.

Tuy nhiên, hầu hết các công ty này đều mới chỉ thực hiện chuyển đổi BCTC sang CMBCTCQT theo yêu cầu của cổ đông nước ngoài và nhằm mục đích so sánh giúp nhà đầu tư ngoại đưa ra quyết định đầu tư. Vì vậy, việc tiếp tục cập nhật các mô hình kế toán tích hợp và hỗ trợ các công ty niêm yết đào tạo nhân lực kế toán vẫn là rất cần thiết và cần được chú tâm để khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi. Thời gian tới, Deloitte Việt Nam sẽ mở rộng tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng các mô hình kế toán tích hợp này kết hợp ứng dụng công nghệ để tiến tới áp dụng CMBCTCQT theo chuẩn mực quốc tế cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu FINAL (2) (Trang 43 - 46)

w