Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu FINAL (2) (Trang 62 - 65)

7. Cấu trúc nghiên cứu của đề tài

3.2.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Nhân tố: Quy mô doanh nghiệp (QM)

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp được chia ra làm 4 nhóm: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn. Quy mô doanh nghiệp là một trong những nhân tố quyết định chiến lược và khả năng phát triển của công ty. Các doanh nghiệp được phân loại dựa trên hai tiêu chí sau: số lượng lao động và tổng nguồn vốn. Affes và Callimaci (2007) đã sử dụng mô hình nghiên cứu dựa trên mẫu gồm 106 công ty niêm yết của Đức và Áo để làm nổi bật những nhân tố khuyến khích doanh nghiệp áp dụng CMBCTCQT. Nghiên cứu đã chỉ ra khả năng doanh nghiệp áp dụng CMBCTCQT tỷ lệ thuận với quy mô doanh nghiệp. Nguồn vốn vay bên ngoài chiếm chủ yếu trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp lớn. Do vậy, để tạo ra sự khác biệt trên thị trường và thu hút vốn quốc tế, hầu hết các doanh nghiệp lớn đều lập BCTC theo CMBCTCQT. Sau khi nghiên cứu trên mẫu gồm 56 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Bồ Đào Nha, Carmona và Trombetta (2008) kết luận rằng: các doanh nghiệp thuộc nhóm nhỏ và vừa ít có khả năng sẽ từ bỏ việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc gia mà chuyển sang áp dụng CMBCTCQT. Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Kim Cúc và Nguyễn Lê Vân Khanh (2018) cũng chỉ ra quy mô doanh nghiệp là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng CMBCTCQT. Từ những nghiên cứu trên, giả thuyết được đưa ra ứng với nhân tố “Quy mô doanh nghiệp” là:

H1: Quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến việc áp dụng CMBCTCQT của

doanh nghiệp tại Việt Nam.

Nhân tố: Đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin BCTC (DTNC)

Hiện tại, Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nước ta đã là thành viên của hơn 70 tổ chức trong khu vực và trên thế giới (ASEAN, AFTA, WTO...), có nhiều hiệp định kinh tế song phương, đa phương (FTA, CPTPP, EVFTA...). Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã niêm yết trên sàn chứng khoán quốc tế để có thể thuận lợi thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Để được niêm yết trên sàn chứng khoán quốc tế, doanh

nghiệp bắt buộc phải lập BCTC theo CMBCTCQT. Ole – Kristan và cộng sự (2006) đã tiến hành khảo sát trên 38 doanh nghiệp áp dụng CMBCTCQT (chủ yếu ở châu Âu), kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng CMBCTCQT giúp cải thiện chất lượng thông tin kế toán và từ đó góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cole và cộng sự (2009) chỉ ra rằng các ngân hàng có xu hướng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp chi tiết thông tin về khả năng thanh toán của mình trên BCTC, họ kiểm tra doanh nghiệp chủ yếu về thông tin tài chính và không chú trọng đến các nguyên tắc ghi nhận. Việc áp dụng CMBCTCQT làm tăng tính minh bạch của BCTC, giảm chi phí thương mại giữa các vùng lãnh thổ khác nhau, từ đó giúp doanh nghiệp thu hút nhà đầu từ nước ngoài và nguồn vốn quốc tế (Baba, 2013). Các tác giả Eierle và Haller (2009), Aboagye-Otchere và cộng sự (2012), Ploybut (2012) đều chỉ ra lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng CMBCTCQT - dễ dàng vay vốn hơn. Từ những nghiên cứu trên, giả thuyết ứng với nhân tố “Đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin BCTC” là:

H2: Đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin BCTC có tác động cùng chiều đến việc áp

dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam.  Nhân tố: Sự chuẩn bị về nguồn lực (NL)

Việc chuyển đổi BCTC theo CMBCTCQT sẽ yêu cầu nhiều hơn là sự điều chỉnh đơn thuần về mặt số học. Doanh nghiệp sẽ cần đầu tư rất nhiều tiền cho việc đào tạo kế toán viên, xây dựng hệ thống phần mềm để phục vụ quá trình chuyển đổi (Djatej và cộng sự, 2012). Những dự án liên quan đến việc chuyển đổi BCTC sang CMBCTCQT thường chỉ được coi là công việc của phòng kế toán. Tuy nhiên, quá trình áp dụng CMBCTCQT sẽ tồn tại những điểm không tương đồng giữa hệ thống xử lý số liệu của CMBCTCQT và của chuẩn mực kế toán quốc gia hiện hành. Vì vậy, việc áp dụng CMBCTCQT cũng cần sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ và những phòng ban liên quan khác. Doanh nghiệp có thể sẽ cần bổ sung và sửa đổi hệ thống thông tin để thuận tiện cho quá trình chuyển đổi. Đinh Minh Tuấn và Lê Vũ Trường (2016) cũng chỉ ra các doanh nghiệp cần nâng cấp hệ thống phần mềm để áp dụng CMBCTCQT.

Ngoài ra, chi phí chuyển đổi cũng sẽ có tác động đến việc áp dụng CMBCTCQT. Callao và cộng sự (2007) chỉ ra quá trình áp dụng CMBCTCQT không hề đơn giản và rất tốn kém. Việc áp dụng CMBCTCQT cũng có thể gây ra gánh nặng về chi phí cho các doanh nghiệp (Gregory, 2012). Công trình nghiên cứu của Samaha và Khlif (2016), Oghogho và cộng sự (2016) tại các nước đang phát triển và của Abd (2014) tại các nước

Trung Đông đã cho thấy chi phí chuyển đổi là một trong các nhân tố gây trở ngại cho việc áp dụng CMBCTCQT. Từ các nghiên cứu trên, giả thuyết thứ 2 ứng với nhân tố “Sự chuẩn bị về nguồn lực” là:

H3: Sự chuẩn bị về nguồn lực có tác động cùng chiều đến việc áp dụng CMBCTCQT

của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Nhân tố: Trình độ kế toán viên (TDKT)

Để áp dụng CMBCTCQT thành công, nhân viên kế toán của doanh nghiệp cần có chuyên môn cao và hiểu biết sâu về CMBCTCQT. Trong quá trình chuẩn bị “Báo cáo về việc tuân thủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc”, Ngân hàng Thế giới nhận thấy khả năng những quốc gia đang phát triển hoặc mới nổi không có chuẩn mực quốc gia hiện hành áp dụng CMBCTCQT là rất cao. Mặc dù vậy, do thiếu kiến thức và năng lực về các chuẩn mực quốc tế, những quốc gia đang phát triển hoặc mới nổi vẫn gặp nhiều thách thức để vận dụng CMBCTCQT. Việc đội ngũ nhân viên thiếu hụt kiến thức liên quan tới CMBCTCQT là trở ngại rất lớn đến quá trình áp dụng. Có rất ít nhân viên kế toán có đủ kỹ năng và kiến thức chuyên ngành cần thiết cho việc áp dụng CMBCTCQT (Wong, 2004). Khi nghiên cứu về việc áp dụng CMBCTCQT ở Thổ Nhĩ Kỳ, tác giả Alp và Ustundag (2009) đã chỉ ra trình độ kế toán viên và sự khó hiểu, phức tạp của các chuẩn mực quốc tế là nguyên nhân gây ra nhiều trở ngại trong việc sử dụng CMBCTCQT. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hiệp và Hà Xuân Thạch (2018) cũng chỉ rõ chất lượng của nhân viên kế toán có tác động đến việc vận dụng CMBCTCQT ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, các trường đại học chưa xây dựng được chương trình đào tạo kế toán theo hướng thực tiễn, khiến sinh viên trở nên giống người ghi sổ hơn là giống kế toán thực thụ (Nguyen và Richard, 2011; Nguyen và Tran, 2012). Vì vậy, so với các khu vực có nền kinh tế phát triển, chất lượng đội ngũ nhân viên kế toán ở Việt Nam vẫn còn rất thấp. Ngoài ra, hầu hết nhân viên kế toán tại Việt Nam chưa có kiến thức về CMBCTCQT và chưa chuẩn bị đủ kỹ năng để áp dụng CMBCTCQT (Phan Thị Anh Đào, 2020). Hiện nay, vẫn chưa có nhiều chương trình đào tạo về CMBCTCQT tại các trường đại học mà hầu hết chỉ giảng dạy CMBCTCQT trong các chương trình tích hợp chứng chỉ quốc tế (ACCA, ICAEW CFAB), chương trình tiên tiến, chất lượng cao (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương...). Do đó, chất lượng đội ngũ nhân viên kế toán tại Việt Nam cần được nâng cao và khắc phục về trình độ, ngoại ngữ và kiến thức về

CMBCTCQT. Từ những nghiên cứu trên, tác giả đưa ra giả thuyết ứng với nhân tố “Trình độ kế toán viên” là:

H4: Trình độ kế toán viên có tác động cùng chiều đến việc áp dụng CMBCTCQT của

doanh nghiệp tại Việt Nam.

Nhân tố: Áp lực của thể chế (ALTC)

Nghiên cứu của Ball, Robin và Wu (2003) cho thấy mức độ Chính phủ can thiệp đến việc soạn thảo cũng như ban hành các chuẩn mực kế toán thể hiện ảnh hưởng của áp lực thể chế đến hệ thống thông tin kế toán. Chamisa (2000) cũng rút ra kết luận: chính sách của Chính phủ ở những nước đang phát triển là nhân tố quyết định đến việc chuyển đổi BCTC sang CMBCTCQT. Najar (2007) đưa ra ý kiến tương tự: chính sách của Chính phủ có ảnh hưởng quan trọng đến việc quyết định một quốc gia phát triển có áp dụng hay không áp dụng CMBCTCQT. Abdulkadir Madawaki (2012) chỉ ra trở ngại lớn nhất của việc lập BCTC theo CMBCTCQT ở các quốc gia đang phát triển là cần ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng CMBCTCQT và xây dựng các các chuẩn mực kế toán tương ứng. Để thúc đẩy quá trình áp dụng CMBCTCQT, mỗi quốc gia phải ban hành chính sách kế toán phù hợp (Kim M. Shima và David C. Yang, 2012). Vào ngày 16/3/2020, Bộ Tài chính đã chính thức phê duyệt Đề án áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính tại Việt Nam

(theo Quyết định số 345/QĐ-BTC). Đề án áp dụng CMBCTCQT được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển từ BCTC theo chuẩn mực kế toán quốc gia sang CMBCTCQT. Từ những nghiên cứu trên, tác giả đưa ra giả thuyết ứng với nhân tố “Áp lực của thể chế” là:

H5: Những văn bản hướng dẫn áp dụng CMBCTCQT, Đề án áp dụng CMBCTCQT có

tác động cùng chiều đến việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu FINAL (2) (Trang 62 - 65)

w