7. Cấu trúc nghiên cứu của đề tài
2.2.3. Sự chuẩn bị về nguồn lực
Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng CMBCTCQT như một công cụ quan trọng để chuẩn hóa các nguyên tắc kế toán quốc tế và BCTC. Việt Nam là một trong những nước chưa áp dụng CMBCTCQT. Vì vậy, khi áp dụng CMBCTCQT, các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện thực hiện. Áp dụng CMBCTCQT sẽ dẫn đến những quyết định chính sách để doanh nghiệp lập kế hoạch và chuẩn bị tất cả các nguồn lực cần thiết để quản lý những thay đổi trong tương lai về hệ thống, thủ tục và hoạt động của doanh nghiệp. Sự thật là việc áp dụng CMBCTCQT nên được đánh giá bởi chi phí chuyển đổi khi xét với lợi ích của việc tăng chất lượng BCTC theo Hail, Leuz và Wysocki (2009). Công trình của Samaha và Khlif (2016), Oghogho và cộng sự (2016) tại các nước đang phát triển và của Abd (2014) tại các nước Trung Đông, chi phí chuyển đổi là một khó khăn cho các doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu tại Cộng hòa Séc, việc áp dụng CMBCTCQT tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối mặt với rất nhiều thách thức bởi vì một vài nội dung của CMBCTCQT là không thích hợp (Nerudova và Bohusova, 2008).
Bên cạnh đó, khi áp dụng CMBCTCQT thì hệ thống thông tin và phần mềm kế toán của doanh nghiệp cần đáp ứng được yêu cầu cập nhật thông tin nhanh chóng và kịp thời, nên các doanh nghiệp phải có sự đầu tư về cơ sở vật chất. Vì vậy, để áp dụng CMBCTCQT thì sẽ cần phải có thời gian, tiền bạc và quá trình chuyển đổi phức tạp (Winney và cộng sự (2010), Artikis và cộng sự (2010), Jones và Finley (2011), Oluku và Ojeka (2011), Zéghal và cộng sự (2011), Ashok (2014), Young và Zeng (2015), Xinyun và cộng sự (2017)). Tương tự, Agyei-Mensah (2013), Aboagye-Otchere và cộng sự (2012) nghiên cứu về các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ghana và thấy rằng những doanh nghiệp này không thể áp dụng CMBCTCQT ngay từ đầu vì bị giới hạn bởi thời gian hoạt động, quy mô và hình thức pháp lý.