Đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin Báo cáo Tài chính

Một phần của tài liệu FINAL (2) (Trang 50 - 52)

7. Cấu trúc nghiên cứu của đề tài

2.2.2. Đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin Báo cáo Tài chính

Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, hoạt động giao thương mại quốc tế ngày càng gia tăng và phát triển nhanh chóng. Các nước đang phát triển và phát triển đều tích cực tham gia thương mại quốc tế để kích thích nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng. Chính sự gia tăng trong hoạt động thương mại toàn cầu và đầu tư quốc tế đã khuyến khích công ty ở những nước đang phát triển áp dụng CMBCTCQT để giảm thiểu những điểm không tương đồng trong BCTC với những nước phát triển (Chamisa, 2000).

Nhờ có nguồn nhân công giá rẻ và vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam được xem như một quốc gia lý tưởng cho các nhà đầu tư. Chính vì vậy, để đáp ứng yêu cầu về thông tin kế toán của đối tác và các nhà đầu tư nước ngoài, việc các doanh nghiệp ở Việt Nam áp dụng CMBCTCQT là vô cùng cần thiết.

Một trong số các nhân tố được sử dụng để phân biệt các doanh nghiệp tự nguyện áp dụng CMBCTCQT với các doanh nghiệp không tự nguyện vận dụng chính là cường độ hoạt động giao thương quốc tế của các doanh nghiệp này (Dumontier và Raffournier, 1998; Murphy, 1999). Carmona và Trombetta (2008) tiến hành nghiên cứu quá trình áp dụng CMBCTCQT trên một mẫu bao gồm 56 công ty niêm yết ở Bồ Đào Nha. Từ nghiên cứu, có thể thấy những doanh nghiệp có nhiều hoạt động giao thương quốc tế sẽ tăng khả năng áp dụng CMBCTCQT. Bên cạnh đó, Cuijpers và Buijinik (2005), Chua và Taylor (2008) đã điều tra mẫu gồm 174 công ty. Kết quả nghiên cứu của các tác giả chứng minh những doanh nghiệp đã áp dụng CMBCTCQT đều được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Bagaeva (2008) đã nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của nhà đầu tư nước ngoài đến chất lượng thông tin kế toán ở Nga. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ trọng nhà đầu tư nước ngoài trong cơ cấu các doanh nghiệp ở Nga càng cao thì chất lượng thông tin kế toán càng được cải thiện. Để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài, công ty sẽ cần nâng cao tính minh bạch và độ tin cậy của thông tin trên BCTC. Do vậy, quản lý doanh nghiệp sẽ cần áp dụng CMBCTCQT để có được BCTC đáng tin vậy và gia tăng nguồn vốn đầu tư quốc tế.

Nhà đầu tư nước ngoài góp phần khiến các doanh nghiệp mà họ đầu tư tăng sự hòa hợp của BCTC với CMBCTCQT, lý do là để cải thiện công tác quản lý doanh nghiệp và giảm thiểu sự bất cân xứng cề thông tin trên BCTC (Bova và Pereira, 2012). Nghiên cứu đã chứng minh những doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phần có nhiều khả năng sẽ áp dụng CMBCTCQT.

Những nghiên cứu trước đây về việc áp dụng CMBCTCQT đều khẳng định việc lập BCTC theo CMBCTCQT sẽ giúp các chủ nợ, đặc biệt là ngân hàng có được thông tin chuẩn xác. Nghiên cứu của các tác giả Aboagye-Otchere và cộng sự (2012), Eierle và Haller (2009), Ploybut (2012) đều cho thấy lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng CMBCTCQT thì dễ dàng vay vốn hơn. Các ngân hàng có xu hướng yêu cầu các doanh nghiệp phải cung cấp chi tiết từng thông tin về khả năng thanh toán của mình trên BCTC,

họ kiểm tra doanh nghiệp chủ yếu về thông tin và không chú trọng đến các nguyên tắc ghi nhận (Cole và cộng sự, 2009). Ngoài ra, tác giả Hồ Xuân Thủy (2016) cũng lấy ý kiến của ngân hàng và doanh nghiệp, từ đó đo lường mức độ CMBCTCQT tác động đến việc vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu cho thấy phản ứng tích cực của các ngân hàng khi doanh nghiệp áp dụng CMBCTCQT cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từ đó, có thể thấy, việc lập BCTC phụ thuộc vào mục đích của việc ra quyết định và nhu cầu của người sử dụng thông tin.

Một phần của tài liệu FINAL (2) (Trang 50 - 52)

w