Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo

Một phần của tài liệu FINAL (2) (Trang 80 - 82)

7. Cấu trúc nghiên cứu của đề tài

4.1.2. Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo

Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Nguyễn Đình Thọ (2013) đã chỉ ra rằng các biến rác, không thích hợp với mô hình cần bị loại bỏ bằng cách tiến hành phân tích hệ số tin cậy trước khi phân tích EFA.

Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:

- Những biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ bé hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ. Nguyễn Đình Thọ (2013) chỉ ra độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao khi α càng lớn nhóm nghiên cứu lựa chọn thang đo với độ tin cậy α cao hơn 0,6.

- Loại bỏ các biến quan sát với hệ số tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0.3); tiêu chuẩn chọn thang đo có độ tin cậy α lớn hơn 0.6.

- Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) đã đưa ra nhận xét về các giá trị α: + Thang đo tốt: > 0.8

+ Thang đo có thể được sử dụng trong trường hợp là nghiên cứu hoặc bối cảnh mới: > 0.6

- Các biến quan sát có tương quan biến - tổng nhỏ bé hơn 0.4 được xem là biến rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn 0.7).

Với nghiên cứu này, có tất cả 6 thang đo, trong đó có 1 biến phụ thuộc và 5 biến độc lập. Mỗi thang đo đều đạt tiêu chuẩn đề ra khi đều có số biến đo lường đều lớn hơn 0.3, đều có thể đo độ tin cậy.

Item Scale Mean ifItem Deleted Scale Variance ifItem Deleted Total CorrelationCorrected Item Alpha if ItemCronbach’s Deleted Cronbach's Alpha của thang đo Quy mô doanh nghiệp: 0.883

QM1 7.240 3.033 .780 .858

QM2 7.190 3.166 .789 .821

QM3 7.570 3.096 .751 .854

Cronbach's Alpha của thang đo Sự chuẩn bị về nguồn lực: 0.884

NL1 7.242 2.619 .759 .683

NL2 7.330 2.567 .749 .691

NL3 7.050 2.937 .552 .888

Cronbach's Alpha của thang đo Đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin BCTC: 0.874

DTNC1 8.120 2.975 .719 .843

DTNC2 7.770 3.048 .786 .782

DTNC3 8.010 3.061 .743 .819

Cronbach's Alpha của thang đo Trình độ Kế toán viên: 0.899

TDKT1 11.980 6.606 .763 .874

TDKT2 11.930 5.965 .815 .855

TDKT3 12.190 6.497 .736 .884

TDKT4 11.990 6.091 .787 .865

Cronbach's Alpha của thang đo Áp lực của thể chế: 0.902

ALTC1 7.370 2.862 .767 .895

ALTC2 7.410 2.911 .815 .852

ALTC3 7.300 2.899 .838 .833

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp)

Từ bảng 4.3, kết quả cho thấy:

- Với thang đo Quy mô doanh nghiệp, hệ số Cronbach’s Alpha là tốt (0.883). Đây là một thang đo có mức đo lường cao khi tất cả đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.7.

- Với thang đo Sự chuẩn bị về nguồn lực có Cronbach’s Alpha = 0.884. Kết quả kiểm định cho thấy biến quan sát NL3 có hệ sốCronbach’s Alpha if Item Deleted bằng 0.888 lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm là 0.826. Tuy nhiên, biến này có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh đạt 0.552 > 0.3 và Cronbach’s Alpha của nhóm đã lớn hơn 0.6, thậm chí còn trên cả 0.8 nên chúng ta không cần thiết phải loại biến này. - Với thang đo Đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin BCTC, hệ số Cronbach’s

Alpha là tốt (0.874). Đây là một thang đo có mức đo lường cao khi tất cả đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.7.

- Với thang đo Trình độ kế toán viên, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.899. Đây là một thang đo có mức đo lường cao khi tất cả đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.7. - Với thang đo Áp lực của thể chế, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.902. Đây là một thang

đo có mức đo lường cao khi tất cả đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.7. Kết quả Cronbach’s Alpha cho các thang đo được trình bày ở phụ lục 4.1.

Một phần của tài liệu FINAL (2) (Trang 80 - 82)

w