7. Cấu trúc nghiên cứu của đề tài
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Theo mô hình nghiên cứu ban đầu, tác giả đã xây dựng 5 giả thuyết nghiên cứu về sự tác động của 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng các công cụ phân tích như hệ số Cronbach’s alpha, hồi quy tương quan, EFA. Qua kết quả trình bày ở trên, nhóm nghiên cứu thấy được tất cả các nhân tố đều ảnh hưởng đến việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam. Sau đây là bảng tổng hợp kết quả:
Kết quả nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu ban
đầu
Áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi 5 nhân tố:
QM: Quy mô doanh nghiệp gồm 3 biến quan sát
DTNC: Đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin BCTC gồm 3 biến quan sát
NL: Sự chuẩn bị về nguồn lực gồm 3 biến quan sát TDKT: Trình độ kế toán viên gồm 4 biến quan sát ALTC: Áp lực của thể chế gồm 3 biến quan sát
Mô hình nghiên cứu sau
khi kiểm định độ tin cậy của
thang đo
Áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi 5 nhân tố:
QM: Quy mô doanh nghiệp gồm 3 biến quan sát
DTNC: Đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin BCTC gồm 3 biến quan sát
NL: Sự chuẩn bị về nguồn lực gồm 3 biến quan sát TDKT: Trình độ kế toán viên gồm 4 biến quan sát ALTC: Áp lực của thể chế gồm 3 biến quan sát Kết quả mô
hình hồi quy logistic đa biến
ln(1−PiPi)=−31.882+1.538∗QM+1.9∗DTNC+1.542∗NL+2.18∗TDKT+1.593∗ALTC
Trong đó:
Pi: Xác suất doanh nghiệp áp dụng CMBCTCQT QM là biến “Quy mô doanh nghiệp”
DTNC là biến “Đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin BCTC” NL là biến “Sự chuẩn bị về nguồn lực”
TDKT là biến “Trình độ kế toán viên” ALTC là biến “Áp lực của thể chế”
- Trình độ kế toán viên có tác động mạnh nhất β = 2.18 - Quy mô doanh nghiệp có mức độ tác động β = 1.538
- Đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin BCTC có mức độ tác động β = 1.9
- Sự chuẩn bị về nguồn lưc có mức độ tác động β = 1.542 - Áp lực của thể chế có mức độ tác động β = 1.593
Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp)
Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra được 5 nhân tố có ảnh hưởng đến việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam với mức độ tác động theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: Trình độ kế toán viên, Đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin BCTC, Áp lực của thể chế, Sự chuẩn bị về nguồn lực và Quy mô doanh nghiệp.
- Về nhân tố Quy mô doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu xác định được nhân tố này có mối quan hệ cùng chiều với việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam với mức độ tác động là β = 1.538. Kết quả này có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trembley (1989), Bessieux-Ollier và Walliser (2012), Francis và cộng sự (2008). Có thể thấy, đây là một trong những thang đo quan trọng: doanh thu, tổng tài sản hay số lượng lao động lớn sẽ càng thúc đẩy việc áp dụng CMBCTCQT của doanhnghiệp tại Việt Nam.
- Về nhân tố Đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin BCTC, thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả xác định được nhân tố này có mối quan hệ cùng chiều với việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam với mức tác động là β = 1.900. Kết quả nghiên cứu tương đồng với kết quả nghiên cứu của Dumontier và Raffournier (1998), Carmona và Trombetta (2008), Bagaeva (2008) hay Aboagye-Otchere và cộng sự (2012). Đây là một trong những nhân tố tác động mạnh nhất đến việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, bởi bản chất của BCTC chính là cung cấp thông tin kế toán, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có nhu cầu sử dụng thông tin BCTC khác nhau. Việc áp dụng CMBCTCQT sẽ giúp gia tăng chất lượng BCTC và khiến thông tin kế toán minh bạch, rõ ràng hơn từ đó tạo sự tin cậy và tăng tính thuyết phục đối với các nhà đầu tư, ngân hàng hay các đối tác thương mại.
- Về nhân tố Sự chuẩn bị về nguồn lực, tác giả xác định được nhân tố này có mối quan hệ cùng chiều với việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam với mức độ tác động là β = 1.542. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Djatej và cộng sự (2012), Rezaee và cộng sự (2010), Di Pietra và cộng sự (2008). Để áp dụng CMBCTCQT, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ càng về tài chính, cơ sở vật chất, nhân sự hay tổng quát là sự chuẩn bị về nguồn lực của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có đủ năng lực về tài chính, cơ sở vật chất đầy đủ và tiến bộ, được hưởng các khoản miễn giảm, hỗ trợ nhiều hơn thì việc áp dụng CMBCTCQT sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
- Đối với nhân tố Trình độ kế toán viên, tác giả xác định được nhân tố này có tác động
cùng chiều đến việc áp dụng CMBCTCQT với β = 2.18. Kết quả của đề tài là phù hợp với Uyar và Güngörmüş (2013); Zakari (2014); Costel Istrate (2015); Perera và Chand (2015). Việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam chịu tác động mạnh nhất bởi nhân tố Trình độ kế toán viên. Để quá trình áp dụng CMBCTCQT tại các doanh nghiệp diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn, đội ngũ kế toán viên cần nâng cao khả năng ngoại ngữ, tiếp thu thêm kiến thức về CMBCTCQT, có kinh nghiệm làm việc và không ngừng học hỏi kiến thức mới.
- Đối với nhân tố Áp lực của thể chế, tác giả xác định được nhân tố này có tác động cùng chiều đến việc áp dụng CMBCTCQT với β = 1.593. Kết quả này của đề tài là phù hợp với Najar (2007); Abdulkadir Madawaki (2012); David C. Yang (2012). Với việc bổ sung thêm những chuẩn mực kế toán tương ứng với các CMBCTCQT, Đề án áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính và các văn bản hướng dẫn áp dụng CMBCTCQT; Việt Nam sẽ tạo động lực và thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng CMBCTCQT.
Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu ở chương 5 đã trình bày mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam. Nhân tố Trình độ kế toán viên tác động mạnh nhất với β = 2.18; nhân tố Đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin BCTC tác động mạnh thứ hai với β = 1.9; Áp lực của thể chế có β = 1.593; Sự chuẩn bị về nguồn lực với mức độ tác động β = 1.542 và cuối cùng là quy mô với β = 1.538. Nhân tố Mức độ tác động % Tác động Thứ tự mức độ tác động Trình độ kế toán viên 2.18 24.9 1
Đối tượng và nhu cầu sử dụng
thông tin BCTC 1.9 21.7 2
Sự chuẩn bị về nguồn lực 1.542 17.6 4
Quy mô doanh nghiệp 1.538 17.6 5
Bảng 5.2: Thứ tự tác động của các nhân tố đến việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp)