Một số hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu FINAL (2) (Trang 93 - 134)

7. Cấu trúc nghiên cứu của đề tài

5.2. Một số hàm ý chính sách

Theo Bộ Tài chính, mặc dù có thể nhận thấy rõ về những ích lợi to lớn của việc áp dụng CMBCTCQT tại các nước đã áp dụng, tuy nhiên đối với Việt Nam, để tiến trình triển khai và thực thi có hiệu quả, phù hợp với đặc thù của quốc gia, chúng ta cần đánh giá những tác động của CMBCTCQT đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội cũng như lường trước được khó khăn, vấn đề có thể gặp phải để có hướng giải quyết và chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi chính thức áp dụng. Dựa vào cơ sở bài nghiên cứu trên, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách liên quan đến các nhân tố từ đó nhằm góp phần đẩy mạnh quá trình áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam.

5.2.1. Quy mô doanh nghiệp

Theo kết quả điều tra, các doanh nghiệp có nhu cầu áp dụng CMBCTCQT cao thường là các doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh nghiệp quy mô vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhiều đối tác nước ngoài và giao dịch quốc tế. Việc áp dụng CMBCTCQT giúp thông tin BCTC minh bạch, hấp dẫn vốn đầu tư nên rất nhiều doanh nghiệp quy mô vừa và lớn có nhu cầu áp dụng. Theo thống kê của Wikipedia, Việt Nam hiện có hơn 700 doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn giao dịch TP. Hà Nội (HNX) và TP. Hồ Chí Minh (HOSE), cùng với gần 700 công ty niêm yết trên sàn UPCOM (chưa kể một số lượng lớn công ty đại chúng có quy mô lớn như các công ty bảo hiểm, chứng khoán và doanh nghiệp chưa niêm yết khác). Như vậy, nhà nước nên xem xét áp dụng CMBCTCQT cho các doanh nghiệp có quan hệ với đối tác nước ngoài và có nhu cầu cung cấp thông tin theo thông lệ quốc tế.

Có thể thấy, CMBCTCQT có nhiều nội dung phức tạp, yêu cầu cao và không phù hợp về nhiều mặt như đánh giá giá trị tài sản, thanh toán cổ phiếu... đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Nếu các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ áp dụng, không những không hiệu quả mà còn gây tổn thất khi chi phí áp dụng bỏ ra không thu được lợi ích tương ứng. Vậy nên, Việt Nam cần có lộ trình áp dụng và các chính sách kế toán riêng đối với từng loại quy mô doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Điều đó đã

thể hiện qua Thông tư số 132/2018/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ được Bộ Tài chính ban hành thực thi được một khoảng thời gian. Trong đó có hướng dẫn riêng về lập BCTC cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Vì thế, việc dựa vào CMBCTCQT để xác lập hệ thống chuẩn mực BCTC riêng biệt phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô khác nhau là rất cấp thiết.

5.2.2. Đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin Báo cáo Tài chính

Cơ quan thuế, nhà đầu tư, ngân hàng, kiểm toán viên và chủ doanh nghiệp cần sử dụng và đọc thông tin trên BCTC. Số liệu đã phân tích cho thấy việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nhân tố đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin BCTC.

Nhân tố đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin BCTC là nhân tố có ảnh hưởng đến việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy vậy, phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn sử dụng VAS mà chưa áp dụng CMBCTCQT. Đây chính là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra, không áp dụng CMBCTCQT cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thu hút đầu tư quốc tế và vốn vay của ngân hàng.

Nếu muốn thu hút những nhà đầu tư, đối tác thương mại và ngân hàng, các doanh nghiệp cần nâng cao tầm quan trọng của thông tin trên BCTC. Để các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng CMBCTCQT thành công, cần có các biện pháp sau:

- Chủ doanh nghiệp phải đề ra những biện pháp phù hợp nhằm cải thiện mức độ tin cậy và tính chính xác của thông tin trên BCTC, phục vụ nhu cầu đọc BCTC của các nhà đầu tư và đối tác thương mại, cả ở Việt Nam và nước ngoài.

- Các ngân hàng cần có những yêu cầu nhất định về việc cải thiện mức độ tin cậy của BCTC, từ đó khuyến khích và gia tăng việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam.

5.2.3. Sự chuẩn bị về nguồn lực

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy vai trò rất quan trọng của việc chuẩn bị nguồn lực khi áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam. Để tiến hành áp dụng rộng rãi CMBCTCQT ở Việt Nam, bên cạnh sự chủ động từ phía doanh nghiệp thì điều cốt yếu là cần có chiến lược vĩ mô của Chính phủ, sự đồng thuận của các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, kế toán viên cũng như là giảng viên tại các cơ sở đào tạo. Một số kiến nghị

liên quan tới sự chuẩn bị về nguồn lực để thúc đẩy quá trình áp dụng CMBCTCQT và lợi ích thu được từ việc áp dụng CMBCTCQT tại Việt Nam được đề xuất như sau:

 Về phía các doanh nghiệp:

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần tiến hành lập lộ trình chuyển đổi sang CMBCTCQT ngay khi có quyết định chuyển đổi để từ đó đề ra những kế hoạch thay đổi về tuyển dụng nhân sự, kinh doanh, nguồn lực tài chính cho phù hợp CMBCTCQT.

Thứ hai, cần thiết lập một đội dự án khi chuyển đổi sang CMBCTCQT. Cụ thể, dự án cần có sự tham gia của ban lãnh đạo và từ các phòng ban chính trong doanh nghiệp.

Thứ ba, doanh nghiệp nên làm việc với các công ty tư vấn, kiểm toán có nhiều kinh nghiệm để có được sự hỗ trợ kịp thời đối với những vấn đề kỹ thuật trọng yếu khi lập BCTC theo CMBCTCQT.

Như vậy, có thể thấy, để việc áp dụng CMBCTCQT đạt được kết quả tốt, doanh nghiệp cần có chiến lược, chính sách cụ thể và chuẩn bị những điều kiện cần thiết về nguồn lực như cơ sở vật chất, thiết bị cũng như kinh phí cho việc chuyển đổi. Tuy nhiên, thực tế một số các doanh nghiệp áp dụng CMBCTCQT thành công chỉ ra rằng, ngoài sự cố gắng của doanh nghiệp thì Chính phủ, cơ quan quản lý cũng đóng một vai trò quan trọng.

 Về phía Chính phủ, cơ quan quản lý: Theo kết quả nghiên cứu và phân tích thì biến quan sát của nhân tố “Sự chuẩn bị về nguồn lực” là “Cần có thêm các khoản miễn giảm, hỗ trợ hơn trong việc áp dụng CMBCTCQT cho các doanh nghiệp để làm cho bộ chuẩn mực này có hiệu quả hơn về mặt chi phí đối với đơn vị” có hệ số tác động cao. Điều này có nghĩa rằng Chính phủ, các cơ quan quản lý cần hỗ trợ các doanh nghiệp về chi phí khi các doanh nghiệp bắt đầu tiến hành áp dụng CMBCTCQT. Một số hàm ý chính sách khác như sau sẽ giúp giảm bớt những khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng CMBCTCQT:

Thứ nhất, thành lập Hội đồng VAS, tập hợp nhân lực, quy định cơ chế và tổ chức các hoạt động, sự kiện của Hội đồng để phục vụ việc nghiên cứu và việc áp dụng CMBCTCQT tại các doanh nghiệp.

Thứ hai, kết nối với IASB để có hướng dẫn về các thủ tục cho việc áp dụng CMBCTCQT tại Việt Nam.

Thứ ba, tiến hành dịch chuẩn mực và hướng dẫn CMBCTCQT từ tiếng Anh sang tiếng Việt để có thể ban hành rộng rãi.

Thứ tư, lập ra bộ tài liệu hướng dẫn phù hợp cho việc chuyển đổi BCTC sang CMBCTCQT.

Việc tiến hành áp dụng CMBCTCQT ở các quốc gia là rất phức tạp. Do đó, để Việt Nam có thể mở rộng chuẩn mực này, chuyên gia khuyến nghị rằng chúng ta nên áp dụng sớm, thí điểm với các doanh nghiệp niêm yết, trước hết là với các doanh nghiệp có quy mô lớn. Lý do là bởi, những doanh nghiệp lớn có đủ nguồn lực cần thiết để triển khai áp dụng CMBCTCQT. Sau thí điểm, chúng ta cần đánh giá, tổng kết những kết quả thu được từ việc áp dụng thí điểm tại các doanh nghiệp lớn và từ đó xem xét áp dụng với các loại hình doanh nghiệp khác.

5.2.4. Trình độ kế toán viên

Từ kết quả nghiên cứu, trình độ kế toán viên là nhân tố có tác động mạnh nhất đến việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp. Chính vì vậy, xây dựng đội ngũ kế toán có năng lực là điều tiên quyết để áp dụng thành công CMBCTCQT. Doanh nghiệp cần tạo cơ hội để kế toán viên học tập, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn để chuẩn bị tốt cho việc áp dụng CMBCTCQT. Không chỉ đào tạo, doanh nghiệp cũng cần có quan hệ với các tổ chức đào tạo để phục vụ nhu cầu tuyển dụng của mình. Các tổ chức đào tạo kiến thức đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao trình độ nguồn nhân lực kế toán. Để CMBCTCQT được cập nhật rộng rãi, các cơ sở giáo dục cần cập nhật, đưa nội dung của CMBCTCQT vào chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng là một trong những rào cản đến việc áp dụng CMBCTCQT, vì vậy nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cũng là mục tiêu rất cấp thiết. Hiện nay, phần lớn các giáo trình tại Việt Nam chỉ được viết dựa theo kỹ thuật ghi chép và định khoản kế toán mà không dựa trên thực tế. Chính điều này đã ảnh hưởng đến khả năng nghiên cứu, suy luận của sinh viên. Trong khi đó CMBCTCQT thường xuyên thay đổi, vì vậy sinh viên cần đọc, hiểu bản chất và vận dụng chuẩn mực trong thực tế nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài ra, giảng viên cũng cần liên tục cập nhật chương trình đào tạo mới, cải tiến phương pháp giảng dạy và phát triển cơ sở hạ tầng cho phù hợp. Điển hình là tích hợp với các chương trình đào tạo của các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp trên thế giới như ICAEW, ACCA, CPA Australia, … Bốn hãng kiểm toán lớn nhất thế giới hiện nay là Deloitte, PWC, Ernst & Young và KPMG là nơi cung cấp một lượng lớn nguồn lực kế toán, kiểm toán với chuyên môn cao về kế toán quốc tế và cũng là nơi tư vấn cho việc chuyển đổi, vận dụng CMBCTCQT. Bên cạnh đó, 4 công ty này cũng thường xuyên tổ chức các hội thảo, đào tạo miễn phí

trên trang web của công ty. Vì thế, kế toán viên tại các doanh nghiệp cần phải cập nhật thông tin, thay đổi của CMBCTCQT qua các công ty kiểm toán trên. Trên đây là những hàm ý chính sách về nhân tố “Trình độ kế toán viên” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt nhất khi vận dụng CMBCTCQT.

5.2.5. Áp lực của thể chế

Nhận thức được mức độ quan trọng của việc hoạch định chính sách đối với việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam, Bộ Tài chính đã phê duyệt Đề án áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính vào ngày 16/03/2020. Tuy nhiên, Đề án mới chỉ đang ở giai đoạn đầu, vì vậy Bộ Tài chính cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán mới. Trong quá trình ban hành chuẩn mực mới, các nhà hoạch định chính sách cần phải bổ sung, cập nhật kịp thời theo CMBCTCQT cho doanh nghiệp. Đặc biệt, việc lập ra các bộ phận chuyên trách cập nhật những thay đổi của CMBCTCQT để kịp thời chỉ đạo cho doanh nghiệp là vô cùng cần thiết.

Nhiều công trình nghiên cứu ở các quốc gia khác đã chỉ ra rằng việc thiếu những văn bản hướng dẫn áp dụng CMBCTCQT đã gây ra rất nhiều bất cập cho các doanh nghiệp khi áp dụng, điều này được nhắc đến trong nghiên cứu của Bahadir và cộng sự (2016), Jermakowicz và Gornick Tomaszewski (2006) hay Aburous (2018). Điều này cũng hoàn toàn đúng với thực tế tại Việt Nam. Phần lớn kế toán viên Việt Nam làm việc dựa theo hướng dẫn chi tiết, chính vì thế việc thiếu vắng những văn bản hướng dẫn cụ thể ở giai đoạn đầu của việc áp dụng CMBCTCQT sẽ gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp. Việt Nam cần xây dựng văn bản hướng dẫn rõ ràng, giảm mức độ phức tạp trong quá trình xử lý các nghiệp vụ phát sinh, tránh gây nhầm lẫn, khó hiểu.

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Các hạn chế trong đề tài này được liệt kê như sau:

- Đầu tiên, định hướng và nội dung của bài nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc xác định và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố tới việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung mà chưa nghiên cứu cụ thể được từng đối tượng doanh nghiệp. Hơn nữa, đề tài nghiên cứu cũng chưa đi sâu vào việc nội dung cụ thể của từng chuẩn mực tác động như thế nào tới việc các doanh nghiệp trong nước áp dụng. Vì thế, các tác giả nên tiếp tục khai thác và nghiên cứu sâu mảng đề tài này.

- Đối với cỡ mẫu, kích thước mẫu của nghiên cứu thỏa mãn các yêu cầu về kích thước mẫu của nghiên cứu định lượng. Tuy vậy, nếu so với toàn bộ các doanh nghiệp tại

Việt Nam thì kích thước n = 100 vẫn nhỏ và chưa mang tính tổng quát cao. Ngoài ra, để nhận được kết quả bảng hỏi điều tra không phải là điều đơn giản và khá mất thời gian. Hơn nữa, nghiên cứu đòi hỏi người tham gia trả lời khảo sát cần có kiến thức nhất định về kế toán, kiểm toán chứ không thể khảo sát đại trà. Trong các nghiên cứu sau, các tác giả nên tăng kích thước mẫu để nghiên cứu tiếp cận được nhiều đối tượng hơn.

- Đề tài không nghiên cứu nhân tố Mong muốn của ban lãnh đạo. Nhân tố này là một trong những nhân tố được các chuyên gia đánh giá là có ảnh hưởng đáng kể đến việc áp dụng CMBCTCQT tại doanh nghiệp. Đối với một nhóm nghiên cứu là sinh viên, để khảo sát một số lượng lớn thành viên ban lãnh đạo tại các doanh nghiệp là điều không hề đơn giản. Vì vậy, nghiên cứu đã không lựa chọn nhân tố này. Các bài nghiên cứu trong tương lai có thể tập trung phân tích ảnh hưởng của nhân tố Mong muốn của ban lãnh đạo đến việc áp dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam.

- Cuối cùng, đề tài nghiên cứu sử dụng dữ liệu tại một thời điểm chứ không phải trong một thời kỳ. Do sử dụng kết quả thu thập được tại một thời điểm nên bài nghiên cứu chưa mang tính tổng quát cao. Các nghiên cứu sau nên thực hiện khảo sát, điều tra trong một khoảng thời gian để hạn chế nêu trên được khắc phục và có đủ độ tin cậy cho việc đưa ra kết luận, dự báo về việc áp dụng CMBCTCQT tại Việt Nam.

Kết luận chương 5

Chương 5 tác giả đã nêu kết luận từ kết quả nghiên cứu và trình bày thứ tự tác động của những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng CMBCTCQT của doanh nghiệp tại Việt Nam. Từ đó tác giả kiến nghị một số hàm ý liên quan đến từng nhân tố để nâng cao hiệu quả cho quá trình vận dụng CMBCTCQT tại Việt Nam. Ngoài ra, bài nghiên cứu vẫn còn có một vài hạn chế nhất định, nhóm nghiên cứu đã nêu ra các thiếu sót và trình bày đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

KẾT LUẬN CHUNG

Đầu tiên, đề tài nghiên cứu nêu ra các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam trước đây có liên quan với việc áp dụng CMBCTCQT của các doanh nghiệp. Dựa trên phần tổng quan, tác giả xác định và lựa chọn phân tích các nhân tố ảnh hưởng. Từ đó, tác giả xác định khoảng trống và định hướng tiếp theo cho bài nghiên cứu.

Sau đó, nghiên cứu nêu ra lý thuyết về CMBCTCQT cho các doanh nghiệp Việt Nam, các lý thuyết nền tảng về các nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự áp dụng CMBCTCQT. Dựa trên cơ sở lý thuyết về CMBCTCQT và quá trình tiếp thu kết quả nghiên cứu của các công trình trước, nhóm tác giả đưa ra đề xuất về mô hình của 5 nhân

Một phần của tài liệu FINAL (2) (Trang 93 - 134)

w