Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện định quán luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng 80 (Trang 34 - 36)

6. Kết cấu của đề tài

1.2.1Các yếu tố bên ngoài

* Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước:

Pháp luật là công cụ quan trọng trong việc tạo nên pháp lý vững chắc để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, duy trì sự ổn định lâu dài của nền kinh tế quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để cho các cơ quan nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân nói chung và chi thường xuyên nói riêng. Hệ thống pháp luật, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi NSNN là một căn cứ quan trọng việc xây dựng, phân bổ và chi NSNN. Vì vậy nó cần đảm bảo tính chính xác, phù hợp với tình hình thực tế; tính thống nhất giữa các ngành, các địa phương, và các đơn vị sử dụng vốn; và tính đầy đủ, bao quát được tất cả các nội dung phát sinh.

Ở Việt Nam, mọi cá nhân, tổ chức phải tuân thủ pháp luật do Nhà nước ta ban hành để quản lý xã hội nói chung và nền kinh tế quốc dân nói riêng. Riêng trong lĩnh vực chi thường xuyên, tất cả các bên liên quan cần tuân thủ không chỉ là những văn bản pháp luật do cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế ban hành mà còn bao gồm cả những văn bản pháp luật do các cơ quan quyền lực và các cơ quan nhà nước ban hành; chẳng hạn như: Luật Xây dựng, Luật đấu thầu, Luật ngân sách, Luật phòng chống tham nhũng, Luật đầu tư công… các Nghị định, Thông tư hướng dẫn.

Chế độ chính sách: Chế độ chính sách phải đồng bộ, thống nhất, mang tính khả thi, phù hợp với pháp luật hiện hành của Nhà nước, đảm bảo công tác kiểm soát diễn ra

chặt chẽ, tuy nhiên cũng không được gây phiền hà. Bên cạnh đó chế độ chính sách phải mang tính ổn định, tránh thay đổi nhiều nhằm tạo thuận lợi cho triển khai thực hiện.

* Sự phối hợp của các cơ quan trong thực hiện chu trình quản lý, kiềm soát chi thường xuyên:

- Cơ quan Tài chính các cấp:

Hiện nay cơ quan tài chính vừa đóng vai trò giao dự toán vừa thẩm định và phê duyệt quyết toán đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, trong quá trình đó cơ quan tài chính cũng thực hiện nội dung quản lý chi. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các đơn vị , trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn cho phép, không đúng chế độ quy định hoặc đơn vị không chấp hành chế độ báo cáo thì có quyền yêu cầu KBNN tạm dừng thanh toán.

Chịu trách nhiệm đồng bộ dự toán chi ngân sách vào Tabmis theo quy định về hướng dẫn quản lý điều hành NSNN trong điều kiện áp dụng hệ thống Tabmis. Đối với các khoản chi do cơ quan Tài chính quyết định chi bằng hình thức “Lệnh chi tiền”, cô quan Tài chính chịu kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi đảm bảo đủ các điều kiện chi ngân sách và đúng đối tượng.

- UBND các cấp:

Hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới lập dự toán thu- chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý; phối hợp và chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan ở địa phương lập dự toán thu chi NSNN, dự kiến số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ.

Căn cứ nhiệm vụ thu chi NSNN được cấp trên giao trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương (NSĐP) và phương án phân bổ ngân sách cấp mình, báo cáo cơ quan nhà nước, cơ quan tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư, cấp trên trực tiếp dự toán NSĐP và kết quả phân bổ dự toán ngân sách cấp mình đã được HĐND cùng cấp quyết định.

Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cùng cấp, giao nhiệm vụ thu chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ thu chi và mức bổ sung ngân sách cho cấp dưới.

Kiểm tra Nghị quyết về dự toán ngân sách của HĐND cấp dưới; yêu cầu HĐND cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết.

- Hội đồng Nhân dân các cấp:

Thể hiện trách nhiệm trong việc: HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán NSĐP, phân bổ ngân sách cấp tỉnh. HĐND cấp dưới quyết định dự toán NSĐP, phân bổ ngân sách.

- Các đơn vị dự toán:

Đơn vị dự toán (ĐVDT) cấp II là đơn vị cấp dưới ĐVDT cấp I, nhận dự toán từ ĐVDT cấp I và phân bổ cho đơn vị dự toán cấp III (trường hợp được ủy quyền).

Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và ĐVSDNS trực thuộc (nếu có) theo quy định.

Đơn vị dự toán cấp dưới ĐVDT cấp III được nhân kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán theo quy định.

- Các đơn vị sử dụng ngân sách:

Các thực hiện nhiệm vụ: lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao gửi cơ quan quản lý trực tiếp. Các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi trực tiếp quản lý, xem xét dự toán do các đơn vị trực thuộc lập; tổng hợp và lập dự toán thu chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan Tài chính cùng cấp. Dự toán thu chi ngân sách phải kèm bảng thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán từng khoản thu chi.

Đơn vị dư toán phải quyết định chi theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức trong phạm vi dự toán chi chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao. Quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước đúng theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, đúng định mức mua sắm, trang bị tài sản đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất và mức độ, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật [9].

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện định quán luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng 80 (Trang 34 - 36)