Định hướng hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện định quán luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng 80 (Trang 68 - 70)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN

- Bốn là, quy trình thủ tục kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn

giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát; đồng thời, phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý.

3.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN KBNN

Để đạt được những mục tiêu trên, cơ chế quản lý chi, kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong thời gian tới cần được hoàn thiện theo những định hướng cơ bản sau:

Thứ nhất, hoàn thiện phương thức cấp phát NSNN theo dự toán từ Kho bạc Nhà

nước theo Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi). Nguyên tắc này đòi hỏi một sự tuân thủ tuyệt đối quy định về mục lục NSNN trong cả chu trình ngân sách từ khâu lập, chấp hành và kế toán quyết toán NSNN. Đồng thời là căn cứ để hoàn thiện các phương thức cấp phát ngân sách hiện hành. Việc kiểm soát chi theo dự toán đòi hỏi KBNN phải kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ các khoản chi của đơn vị và kiên quyết từ chối thanh toán những khoản chi không có trong dự toán được duyệt hoặc không đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã được quy định. Thực hiện phương thức cấp phát NSNN theo dự toán sẽ khắc phục được phần lớn những hạn chế của các phương thức cấp phát NSNN hiện nay (cấp phát bằng lệnh chi tiền).

Thứ hai, cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán của NSNN, đảm bảo nguyên tắc,

hoá dịch vụ,... Bên cạnh đó, cần xác định rõ phương thức thanh toán, chi trả áp dụng đối với từng khoản chi NSNN theo hướng: Mở rộng phương thức xuất quỹ NSNN, mà KBNN thay đơn vị thụ hưởng thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hoá, lao vụ bằng chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng (trừ những trường hợp có quy định khác về chuyển nhượng nợ). Hạn chế tối đa việc xuất quỹ NSNN để cấp tạm ứng qua khâu trung gian. Phương thức thanh toán này thực chất là một phần trong nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN. Nhưng trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam tình trạng chi qua khâu trung gian vẫn còn khá phổ biến như chi lương, chi quản lý hành chính,... gây tác động tiêu cực đến công tác quản lý tiền mặt và tạo cơ hội cho những hành vi gian lận, biển thủ công quỹ. Do vậy, cần đổi mới mạnh mẽ phương thức thanh toán trong nền kinh tế, mở rộng và áp dụng mạnh mẽ các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, có quy định chặt chẽ và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống kế toán NSNN, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế

toán thực hiện chức năng tổng kế toán nhà nước tại KBNN, thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. KBNN thực hiện chức năng quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính khác, tổ chức hệ thống thông tin theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong việc thu thập, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thu, chi quỹ NSNN, tình hình vay và trả nợ vay của Chính phủ và các quỹ tài chính nhà nước. Tuy nhiên ngân quỹ nhà nước do KBNN quản lý và kế toán hiện nay chưa phản ánh được toàn diện bức tranh số liệu về kế toán nhà nước. Việc thu thập cung cấp thông tin phục vụ quản lý điều hành tài chính nhà nước chưa thống nhất giữa các cơ quan để phục vụ công tác quản lý và điều hành ngân sách. Để thực hiện đầy đủ chức năng quản lý ngân quỹ nhà nước phải xây dựng một hệ thống kế toán nhà nước thống nhất, hiện đại theo nguyên tác dồn tích, phục vụ yêu cầu quản lý ngân sách và tài chính công đảm bảo tính công khai, minh bạch, làm cho kế toán NSNN thực sự là một phương tiện để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của việc sử dụng công quỹ quốc gia, đồng thời đổi mới và hoàn thiện căn bản cơ chế, chính sách và các quy trình nghiệp vụ về quản lý và kiểm soát chi qua KBNN theo chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, tiến tới kho bạc hiện đại, kho bạc điện tử. Phù hợp với tiến trình cải cách tài chính công, phù hợp với các thông lệ quốc tế. Thúc đẩy quá trình hội nhập

với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện chức năng Tổng kế toán nhà nước bên cạnh vấn đề thể chế chính sách là tổ chức bộ máy kế toán nghiệp vụ. KBNN đảm nhiệm việc quản lý và hạch toán toàn bộ tài sản, lập báo cáo và quyết toán NSNN. Để làm được nhiệm vụ này cần phải đổi mới và tổ chức lại bộ máy kế toán NSNN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán theo hướng: Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý, chuyên môn hóa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, phù hợp việc tổ chức công việc và mục tiêu của Tổng kế toán nhà nước. Theo đó, kế toán tại các đơn vị sử dụng NSNN phải chịu sự giám sát về nghiệp vụ kế toán của KBNN, KBNN thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ thu, chi NSNN một cách khách quan, độc lập với người chuẩn chi. Thực hiện cơ chế này nhằm mục đích tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát của người chuẩn chi khi ra lệnh thực hiện các khoản chi đó.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện định quán luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng 80 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)