6. Kết cấu của đề tài
3.3.2 Kiến nghị với KBNN huyện Định Quán
Trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN, KBNN huyện Định Quán nhanh chóng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi một cách hợp lý và thường xuyên cập nhật để phù hợp với điều kiện thực tế. Trong công tác, đề nghị cần có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn giữa các cấp quản lý để tránh những chồng chéo, sai phạm, giúp cho công tác quản lý chi thường xuyên NSNN đạt được hiệu quả cao nhất.
Trong công tác triển khai thực hiện cơ chế giao dịch một cửa, đề nghị KBNN cấp trên cần nghiên cứu, tham khảo từ những kết quả thực tế của quá trình thực hiện cơ chế này để ban hành một quy trình giao dịch một cửa thực sự có hiệu quả và đặc biệt thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch, tránh những thủ tục rườm rà ảnh hưởng đến thời gian thanh toán nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác và kiểm soát đầy đủ.
Trong việc trang bị tài sản và phương tiện làm việc, đề nghị KBNN huyện Định Quán cần xem xét và trang bị thêm cho đơn vị một số máy móc để phục vụ công tác kho quỹ cũng như hệ thống thiết bị máy tính hiện đại để đáp ứng nhu cầu công việc lớn, giảm bớt thời gian và tăng cường hiệu quả cho công tác quản lý chi thường xuyên NSNN.
Trong việc nâng cao trình độ cán bộ KBNN, đề nghị KBNN cấp trên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ KBNN để đáp
ứng nhu cầu công việc và giúp cho cán bộ cập nhật kịp thời những cơ chế, chính sách và quan điểm mới trong công tác nói chung và công tác quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từ thực tiễn công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Định Quán, tác giả đề xuất một số giải pháp trong chương 3. Các giải pháp, kiến nghị với các cơ quan ban ngành liên quan được đưa ra nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Định Quán trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Trong tình hình Kinh tế - Xã hội nước ta hiện nay, vấn đề về quản lý, kiểm soát chi thường xuyên NSNN nằm trong tổng thể lĩnh vực quản lý NSNN tuy không còn là một vấn đề mới nhưng sức nóng và sự lan tỏa của nó vẫn đang ngày càng tăng trong cả cộng đồng khoa học lẫn các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, trong suốt quá trình nghiên cứu, xuất phát từ việc kế thừa hệ thống lý luận sẵn có, luận văn đã hệ thống hóa và phân tích, trình bày lại các vấn đề lý luận trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNNbao gồm mục tiêu, nguyên tắc, quy trình, nội dung và công cụ kiểm soát chi; đồng thời căn cứ vào thực tiễn tại KBNN huyện Định Quán để phân tích tình hình công tác quản lý, kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Định Quán. Từ đó, nghiên cứu kiến nghị các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đang có và tiếp tục hoàn thiện công tác tại KBNN huyện Định Quán.
Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát chi thường xuyên NSNN là một vấn đề tương đối phức tạp và nhạy cảm do nó liên quan trực tiếp cùng lúc đến rất nhiều cơ quan chức năng khác nhau trong bộ máy Nhà nước. Việc đổi mới, hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN do đó cũng đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng và toàn diện trên tất cả các khía cạnh từ chuyên môn đến cả những tác động có thể có lên tình hình Kinh tế, Xã hội. Vì vậy, những kiến nghị trong phạm vi luận văn này có thể chỉ là một phần rất nhỏ trong trong tổng thể các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Định Quán một cách đồng bộ và hợp lý nhất.
Bằng các kết quả nghiên cứu đã trình bày trong luận văn, tác giả đã cố gắng đạt được những mục tiêu đề ra khi bắt tay vào thực hiện luận văn. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện luận văn có hạn và trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của tác giả còn hạn chế nên luận văn này khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Mong rằng, thông qua luận văn tác giả rất mong nhận được sự đóng góp và góp ý để hoàn thiện luận văn hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu văn bản, thông tư:
1. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày
21/12/2016 của Chính phủ.
2. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.
3. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 hướng dẫn chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
4. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 sửa đổi bổ xung một số điều của thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012
5. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 40/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008.
6. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các Cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
7. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 54/2014/TT-BTC ngày 24/4/2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước theo nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ.
8. Bộ Tài chính (2017), Thông tư 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
9. Bộ Tài chính – Kho bạc Nhà nước (2017), Kế hoạch phát triển Kho bạc Nhà nước
giai đoạn 2017-2020, NXB Thanh niên, Hà Nội.
10. Chính Phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
11. Chính Phủ (2016), Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 quy định chi
tiết một số điều của Luật kế toán.
12. Chính Phủ (2016), Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 21/11/2016 sửa đổi bổ sung mọt số điều của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
13. Kho bạc Nhà nước (2018), Quyết định số 2899/QĐ-KBNN ngày 15/6/2018 ban hành Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách
nhà nước tại KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng.
14. Kho bạc Nhà nước (2017), Quyết định số 6099/QĐ-KBNN ngày 25/12/2017 ban hành Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát chi NSNN tại KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện có tổ chức phòng.
15. Kho bạc Nhà nước (2018), Quyết định số 2918/KBNN-KTNN ngày 15/6/2018 hướng dẫn bổ xung quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát chi NSNN
tại KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện có tổ chức phòng.
16. Kho bạc Nhà nước (2016),Công văn 743/KBNN-THPC ngày 02/3/2016 hướng dẫn
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.
17. Kho bạc Nhà nước (2016), Quyết định 6099/QĐ - KBNN ngày 25/12/2017 ban hành quy trình xử lý giao dịch điện tử qua trang thông tin DVC của KBNN trong hệ thống KBNN.
Tài liệu tham khảo sách, báo, giáo trình:
18. Vũ Công Chính (2012), Phối hợp thu NSNN góp phần cải cách hành chính nhà nước, Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, 126, Tr. 12-15.
19. Lê Quốc Hùng (2012), Công tác kho quỹ ở KBNN cơ sở khi thực hiện dự án Hiện
đại hóa thu NSNN và phối hợp thu qua NHTM, Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, 118,
Tr. 24-25.
20. Lê Thị Diệu Huyền (2011), Dự án Hiện đại hóa thu NSNN và tổ chức phối hợp thu
với các NHTM: giảm thiểu thời gian và thủ tục cho NNT, Quản lý Ngân quỹ Quốc
gia, 106, Tr. 18-20.
21. Lê Văn Hưng và Lê Hùng Sơn (2013), Giáo trình Ngân sách nhà nước, Hà Nội: NXB Trường Đại học kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội.
22. Nguyễn Kim Quyến (2006), Giáo trình nghiệp vụ quản lý và kế toán kho bạc Nhà nước, Nhà xuất bản Thống kê.
23. Sử Đình Thành, Bùi Thị Mai Hoài (2010), Tài chính công và phân tích chính sách thuế, Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao Động.
24. Đặng Thị Thủy (2010), Quản lý tài chính công tại Thổ Nhĩ Kỳ, Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, 102, Tr. 48-51.
25. Nguyễn Văn Tuyến (2017), Giáo trình luật Ngân sách nhà nước, Đại học Luật Hà Nội: NXB Công an nhân dân.