6. Kết cấu của đề tài
3.1 Mục tiêu và định hướng công tác quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN
3.1.1 Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN
Trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta chuyển sang giai đoạn mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN hiện hành đã bộc lộ những tồn tại yếu kém, làm hạn chế kết quả hoạt động của NSNN và tạo ra tình trạng lỏng lẻo, phá vỡ kỷ luật, kỷ cương tài chính. Từ đó, vai trò của tài chính Nhà nước trong hệ thống tài chính Quốc gia không những không được tăng cường mà có phần bị suy yếu, nguồn lực tài chính bị phân tán. Do đó, cơ chế quản lý NSNN, đặc biệt là cơ chế kiểm soát chi NSNN nhất thiết phải được hoàn thiện, nâng cao chất lượng để phù hợp với tình hình mới. Có thể nói đây là mối quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và mọi ngành, mọi cấp. Thực hiện tốt công tác kiểm soát chi NSNN có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế-xã hội, ổn định và lành mạnh nền tài chính quốc gia, chống các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, góp phần ổn định tiền tệ, chống lạm phát. Việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác quản lý, kiểm soát chi NSNN phải đạt các mục tiêu cơ bản sau đây:
- Một là, phải đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng
phát triển kinh tế, phải đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tượng và mức độ kiểm soát chi theo đúng tinh thần của Luật NSNN(sửa đổi), đảm bảo tất cả các khoản chi của NSNN đều được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ qua hệ thống KBNN. Ngoài ra, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN mới cũng phải phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong quản lý chi NSNN và phù hợp với các phương thức cấp phát ngân sách mới như chi theo dự toán từ Kho bạc Nhà nước, tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
- Hai là, bảo đảm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền của của Nhà nước. Như
nhược điểm. Nơi cần đầu tư chưa được đầu tư thích đáng, trong khi đó có nơi sử dụng tiền ngân sách nhà nước rất lãng phí, không có hiệu quả. Vì vậy, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN phải đạt được mục tiêu cấp đúng, cấp đủ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng, chống phiền hà, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ chỗ chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả tạo ra được những tiền đề phát triển kinh tế, tăng tích luỹ trong nền kinh tế, thực hiện tốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Ba là, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan, các
cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành, quyết định và kiểm soát chi NSNN. Cần làm cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN thấy được quyền và nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách cấp đúng mục đích, đúng luật pháp và có hiệu quả. Đặc biệt là phân biệt rõ trách nhiệm, quyền hạn của người chuẩn chi và KBNN.
- Bốn là, quy trình thủ tục kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn
giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát; đồng thời, phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý.
3.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN KBNN
Để đạt được những mục tiêu trên, cơ chế quản lý chi, kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong thời gian tới cần được hoàn thiện theo những định hướng cơ bản sau:
Thứ nhất, hoàn thiện phương thức cấp phát NSNN theo dự toán từ Kho bạc Nhà
nước theo Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi). Nguyên tắc này đòi hỏi một sự tuân thủ tuyệt đối quy định về mục lục NSNN trong cả chu trình ngân sách từ khâu lập, chấp hành và kế toán quyết toán NSNN. Đồng thời là căn cứ để hoàn thiện các phương thức cấp phát ngân sách hiện hành. Việc kiểm soát chi theo dự toán đòi hỏi KBNN phải kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ các khoản chi của đơn vị và kiên quyết từ chối thanh toán những khoản chi không có trong dự toán được duyệt hoặc không đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã được quy định. Thực hiện phương thức cấp phát NSNN theo dự toán sẽ khắc phục được phần lớn những hạn chế của các phương thức cấp phát NSNN hiện nay (cấp phát bằng lệnh chi tiền).
Thứ hai, cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán của NSNN, đảm bảo nguyên tắc,
hoá dịch vụ,... Bên cạnh đó, cần xác định rõ phương thức thanh toán, chi trả áp dụng đối với từng khoản chi NSNN theo hướng: Mở rộng phương thức xuất quỹ NSNN, mà KBNN thay đơn vị thụ hưởng thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hoá, lao vụ bằng chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng (trừ những trường hợp có quy định khác về chuyển nhượng nợ). Hạn chế tối đa việc xuất quỹ NSNN để cấp tạm ứng qua khâu trung gian. Phương thức thanh toán này thực chất là một phần trong nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN. Nhưng trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam tình trạng chi qua khâu trung gian vẫn còn khá phổ biến như chi lương, chi quản lý hành chính,... gây tác động tiêu cực đến công tác quản lý tiền mặt và tạo cơ hội cho những hành vi gian lận, biển thủ công quỹ. Do vậy, cần đổi mới mạnh mẽ phương thức thanh toán trong nền kinh tế, mở rộng và áp dụng mạnh mẽ các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, có quy định chặt chẽ và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt.
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống kế toán NSNN, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế
toán thực hiện chức năng tổng kế toán nhà nước tại KBNN, thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. KBNN thực hiện chức năng quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính khác, tổ chức hệ thống thông tin theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong việc thu thập, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thu, chi quỹ NSNN, tình hình vay và trả nợ vay của Chính phủ và các quỹ tài chính nhà nước. Tuy nhiên ngân quỹ nhà nước do KBNN quản lý và kế toán hiện nay chưa phản ánh được toàn diện bức tranh số liệu về kế toán nhà nước. Việc thu thập cung cấp thông tin phục vụ quản lý điều hành tài chính nhà nước chưa thống nhất giữa các cơ quan để phục vụ công tác quản lý và điều hành ngân sách. Để thực hiện đầy đủ chức năng quản lý ngân quỹ nhà nước phải xây dựng một hệ thống kế toán nhà nước thống nhất, hiện đại theo nguyên tác dồn tích, phục vụ yêu cầu quản lý ngân sách và tài chính công đảm bảo tính công khai, minh bạch, làm cho kế toán NSNN thực sự là một phương tiện để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của việc sử dụng công quỹ quốc gia, đồng thời đổi mới và hoàn thiện căn bản cơ chế, chính sách và các quy trình nghiệp vụ về quản lý và kiểm soát chi qua KBNN theo chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, tiến tới kho bạc hiện đại, kho bạc điện tử. Phù hợp với tiến trình cải cách tài chính công, phù hợp với các thông lệ quốc tế. Thúc đẩy quá trình hội nhập
với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện chức năng Tổng kế toán nhà nước bên cạnh vấn đề thể chế chính sách là tổ chức bộ máy kế toán nghiệp vụ. KBNN đảm nhiệm việc quản lý và hạch toán toàn bộ tài sản, lập báo cáo và quyết toán NSNN. Để làm được nhiệm vụ này cần phải đổi mới và tổ chức lại bộ máy kế toán NSNN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán theo hướng: Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý, chuyên môn hóa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, phù hợp việc tổ chức công việc và mục tiêu của Tổng kế toán nhà nước. Theo đó, kế toán tại các đơn vị sử dụng NSNN phải chịu sự giám sát về nghiệp vụ kế toán của KBNN, KBNN thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ thu, chi NSNN một cách khách quan, độc lập với người chuẩn chi. Thực hiện cơ chế này nhằm mục đích tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát của người chuẩn chi khi ra lệnh thực hiện các khoản chi đó.
3.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Định Quán KBNN huyện Định Quán
3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Công tác cán bộ luôn là hạt nhân của mọi lĩnh vực, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của một cơ quan, đơn vị hay một tổ chức. Trong công tác quản lý chi ngân sách, yếu tố có vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý chi đó là trình độ, năng lực, phẩm chất của lực lượng cán bộ làm công tác quản lý chi. Công tác quản lý chi qua KBNN đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ vừa tinh thông nghiệp vụ, vừa có phẩm chất đạo đức tốt để hoàn thành nhiệm vụ mà hệ thống KBNN được giao. Hiện nay đội ngũ cán bộ công chức KBNN nói chung, đội ngũ cán bộ công chức KBNN huyện Định Quán nói riêng ngày càng trưởng thành, hầu hết cán bộ, công chức đều đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao, có tính chủ động, tinh thần trách nhiệm, giữ được phẩm chất chính trị đạo đức tốt. Tuy vậy vẫn còn một số cán bộ trình độ quản lý và năng lực chuyên môn còn hận chế dẫn đến còn lúng túng trong nhận thức và xử lý công việc. Vì vậy cần phải có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức về mặt lý luận chính trị, chuyên môn nhiệm vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ. Chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý, tác nghiệp và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ KBNN theo chức trách nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu thực hiện chiến
lược phát triển hệ thống KBNN. Để làm tốt được điều này cần phải chú trọng những vấn đề sau:
- Tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ KBNN, đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác quản lý NSNN làm cơ sở xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý chi NSNN. Đội ngũ này phải là những người có năng lực chuyên môn cao, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế - xã hội cũng như các cơ chế chính sách của Nhà nước. Cán bộ KBNN phải có tư cách phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm và tâm huyết với công việc, yêu ngành, yêu nghề, có đức tính liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự. Để thực hiện được những yêu cầu trên, KBNN cần phải rà soát và phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý... Từ đó, có kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng người. Kiên quyết loại bỏ những cán bộ thoái hóa, biến chất, không đủ năng lực, trình độ ra khỏi bộ máy.
- Ngoài việc tập trung vào công tác đào tạo chuyên môn, cần có chiến lược và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng năng lực, kỹ năng nghiệp vụ, các thao tác nghiệp vụ, kỹ thuật cụ thể. Đa dạng hóa các loại hình bồi dưỡng nghiệp vụ với nhiều hình thức linh hoạt: bồi dưỡng tập trung ngắn ngày, dài ngày, bồi dưỡng tại chức, từ xa, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra cũng cần trang bị cho cán bộ KBNN những hiểu biết về các chuyên ngành khác như Luật, ngoại ngữ, tin học, xây dựng, kiến trúc, văn hoá ứng xử... Cần bồi dưỡng và nâng cao ý thức và đạo đức nghề nghiệp, văn minh văn hóa nghề cho cán bộ KBNN.
- Xây dựng cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh, rõ ràng. Khen thưởng, động viên kịp thời đối với những cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có nhiều sáng kiến trong công tác thực tiễn. Nghiêm khắc xử lý đối với cán bộ cố ý làm sai các quy trình nghiệp vụ, vi phạm các quy định về quản lý kinh tế - tài chính gây thất thoát vốn NSNN, những cán bộ lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý chi NSNN để vụ lợi, nhũng nhiễu khách hàng.
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện cơ chế một cửa trong công tác quản lý chi thường xuyên qua KBNN huyện Định Quán xuyên qua KBNN huyện Định Quán
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế "một cửa" trong công tác quản lý chi thường xuyêni NSNN tại KBNN, cụ thể:
- Nghiên cứu để sắp xếp lại bộ máy tổ chức cán bộ, tăng cường biên chế tại các đơn vị KBNN huyện, không nên thành lập bộ phận tiếp nhận hồ sơ, việc tiếp nhận hồ sơ nên giao cho bộ phận nghiệp vụ trực tiếp tiếp nhận và giải quyết. Điều đó giải quyết được về tổ chức bộ máy đó là: tập trung 2 nghiệp vụ Kiểm soát và Kế toán thanh toán là 1 đối với tất cả các nghiệp vụ sẽ khắc phục được các hạn chế trong việc thực hiện giao dịch một cửa như hiện nay vẫn đảm bảo nguyên tắc mà quyết định 1116/QĐ- KBNN ngày 24/08/2007 của Tổng giám đốc KBNN. Xây dựng chương trình phần mềm tin học nhằm phục vụ việc tra cứu tiến trình công việc và thủ tục hồ sơ của khách hàng giao dịch tại Kiôt thông tin và cán bộ "một cửa" trong hệ thống Intranet của cơ quan KBNN.
- Để thực hiện cơ chế “một cửa” thống nhất trong hệ thống KBNN, KBNN cần phải sửa đổi quy trình giao dịch "một cửa" để thống nhất thực hiện trong toàn hệ thống. Khi đó, tính pháp lý và tính đồng bộ của công việc này sẽ cao hơn, phù hợp hơn với đặc thù chung của hoạt động KBNN và giải quyết được sự lúng túng khi tổ chức thực hiện tại địa phương. Từ đó có các giải pháp cụ thể: Đối với đơn vị KBNN huyện không thực hiện giao dịch một cửa, mà thực hiện giao dịch như trước đây bởi không hợp lý trong bố trí nhân sự và không gian làm việc; các giao dịch thường xuyên, đơn giản như chi lương, thanh toán dịch vụ công cộng, thanh toán từ tài khoản tiền gửi; đối với chi đầu tư thì chi đền bù giải phóng mặt bằng và các khoản chi có tính chất cấp bách thì không cần thực hiện một cửa; các giao dịch phức tạp, có thời gian giải quyết công việc kéo dài và đòi hỏi sự tham gia của nhiều bộ phận của KBNN; kiên quyết thực hiện giao dịch một cửa nhưng có thể bố trí bộ phận giao dịch một cửa về thanh toán vốn XDCB, vốn chương trình mục tiêu và kiểm soát chi thường xuyên (như sửa chữa lớn tài sản cố định, mua sắm,...) tại phòng làm việc của các bộ phận đó (có thể có sự hỗ trợ của cán bộ chuyên quản).
- KBNN huyện Định Quán cần nghiên cứu bố trí luân chuyển cán bộ chuyên quản, cán bộ giao dịch ở bộ phận một cửa một cách hợp lý để đào tạo cũng như nâng cao uy