Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện định quán luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng 80 (Trang 70 - 72)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Công tác cán bộ luôn là hạt nhân của mọi lĩnh vực, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của một cơ quan, đơn vị hay một tổ chức. Trong công tác quản lý chi ngân sách, yếu tố có vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý chi đó là trình độ, năng lực, phẩm chất của lực lượng cán bộ làm công tác quản lý chi. Công tác quản lý chi qua KBNN đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ vừa tinh thông nghiệp vụ, vừa có phẩm chất đạo đức tốt để hoàn thành nhiệm vụ mà hệ thống KBNN được giao. Hiện nay đội ngũ cán bộ công chức KBNN nói chung, đội ngũ cán bộ công chức KBNN huyện Định Quán nói riêng ngày càng trưởng thành, hầu hết cán bộ, công chức đều đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao, có tính chủ động, tinh thần trách nhiệm, giữ được phẩm chất chính trị đạo đức tốt. Tuy vậy vẫn còn một số cán bộ trình độ quản lý và năng lực chuyên môn còn hận chế dẫn đến còn lúng túng trong nhận thức và xử lý công việc. Vì vậy cần phải có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức về mặt lý luận chính trị, chuyên môn nhiệm vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ. Chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý, tác nghiệp và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ KBNN theo chức trách nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu thực hiện chiến

lược phát triển hệ thống KBNN. Để làm tốt được điều này cần phải chú trọng những vấn đề sau:

- Tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ KBNN, đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác quản lý NSNN làm cơ sở xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý chi NSNN. Đội ngũ này phải là những người có năng lực chuyên môn cao, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế - xã hội cũng như các cơ chế chính sách của Nhà nước. Cán bộ KBNN phải có tư cách phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm và tâm huyết với công việc, yêu ngành, yêu nghề, có đức tính liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự. Để thực hiện được những yêu cầu trên, KBNN cần phải rà soát và phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý... Từ đó, có kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng người. Kiên quyết loại bỏ những cán bộ thoái hóa, biến chất, không đủ năng lực, trình độ ra khỏi bộ máy.

- Ngoài việc tập trung vào công tác đào tạo chuyên môn, cần có chiến lược và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng năng lực, kỹ năng nghiệp vụ, các thao tác nghiệp vụ, kỹ thuật cụ thể. Đa dạng hóa các loại hình bồi dưỡng nghiệp vụ với nhiều hình thức linh hoạt: bồi dưỡng tập trung ngắn ngày, dài ngày, bồi dưỡng tại chức, từ xa, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra cũng cần trang bị cho cán bộ KBNN những hiểu biết về các chuyên ngành khác như Luật, ngoại ngữ, tin học, xây dựng, kiến trúc, văn hoá ứng xử... Cần bồi dưỡng và nâng cao ý thức và đạo đức nghề nghiệp, văn minh văn hóa nghề cho cán bộ KBNN.

- Xây dựng cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh, rõ ràng. Khen thưởng, động viên kịp thời đối với những cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có nhiều sáng kiến trong công tác thực tiễn. Nghiêm khắc xử lý đối với cán bộ cố ý làm sai các quy trình nghiệp vụ, vi phạm các quy định về quản lý kinh tế - tài chính gây thất thoát vốn NSNN, những cán bộ lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý chi NSNN để vụ lợi, nhũng nhiễu khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện định quán luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng 80 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)