Bài học kinh nghiệm rút ra cho KBNN huyện Định Quán trong công tác quản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện định quán luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng 80 (Trang 43)

6. Kết cấu của đề tài

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho KBNN huyện Định Quán trong công tác quản

quản lý chi thường xuyên NSNN

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi của KBNN Hà Nội, KBNN Bắc Giang và KBNN Vĩnh Phúc, tác giả đã rút ra những bài học kinh nghiệm đối với KBNN huyện Định Quán như sau:

Thứ nhất, nhận thức được công tác quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN là nhiệm vụ rất quan trọng trong hệ thống KBNN nói chung và KBNN huyện Định Quán nói riêng. Để đáp ứng được yêu cầu kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN thật tốt đòi hỏi đội ngũ các bộ công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý chi phải có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm vững tình hình kinh tế chính trị ở địa phương, có phẩm chất đạo đức tốt, công tâm và nhiệt huyết với công việc. Để làm tốt công tác này đòi hỏi phải quan tâm hơn nữa đối với việc xây dựng đội ngũ các bộ công chức nói chung và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi nói riêng. Thường xuyên tổ chức cập nhật kiến thức pháp luật và các văn bản hướng dẫn công tác quản lý chi NSNN; Đề ra yêu cầu cụ thể và thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ công chức, việc đánh giá phải công tâm, khách quan và có khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh để phát huy nhân tố tích cực; Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những nhân tố tiêu cực, làm ảnh hưởng không tốt đến công tác quản lý chi của KBNN.

Thứ hai, chấp hành kỷ luật, tôn trong quy trình nghiệp vụ, công khai minh bạch về thủ tục quản lý chi thường xuyên là tiền đề tạo ra sự hợp tác, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau trong hệ thống KBNN và của KBNN huyện Định Quán với khách hàng. Việc phối hợp chặt chẽ với các đơn vị giao dịch giúp chúng ta nắm bắt kịp thời những khó khăn vướng mắc của đơn vị, từ đó có những biện pháp giải quyết kịp thời trong thực hiện nhiệm vụ quản lý chi.

Thứ ba, xây dựng mối quan hệ gắn bó với hệ thống chính trị ở địa phương và các ban ngành có liên quan, phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính địa phương để thực hiện nhiệm vụ, nắm bắt kịp thời tình hình thu chi NSNN từ đó chủ động tham mưu cho UBND các cấp trên địa bàn điều hành NSNN nói chung và thực hiện công tác quản lý chi nói riêng.

Thứ tư, thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong công tác kiểm soát thanh toán chi thường xuyên, chú trọng việc thực hiện cơ chế một cửa trong hệ thống KBNN, tăng cường việc thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn, mở rộng cá kênh thăm dò ý kiến khách hàng trong việc giao dịch của cán bộ quản lý chi tại KBNN huyện Định Quán.

Năm là, cùng với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn trên địa bàn, đảm bảo tuyệt đối an toàn tiền, tài sản nhà nước giao cho KBNN quản lý thì tập thể lãnh đạo và cán bộ công chức hệ thống KBNN huyện Định Quán phải không ngừng phấn đấu về mọi mặt công tác, đoàn kết, thống nhất về ý trí và hành động, tập chung mọi nguồn lực cùng KBNN thực hiện chiến lược phát triển ngành đến năm 2020 đó là xây dựng thành công KBNN điện tử.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, Tác giả đã khái quát lại cơ sở lý thuyết về NSNN (khái niệm, đặc điểm, vai trò của NSNN), công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và các yếu tố tác động đến công tác quản lý chi thường xuyên NSNN. Ngoài ra, trong chương 1 cũng nêu ra các chỉ tiêu đánh giá công tác chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Nội dung chương này là tiền đề để tác giả tiến hành phân tích đánh giá công tác chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Định Quán ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

HUYỆN ĐỊNH QUÁN 2.1 Tổng quan về Kho bạc Nhà nước huyện Định Quán

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Kho bạc Nhà nước huyện Định Quán

Kho bạc Nhà nước Định Quán trực thuộc KBNN Đồng Nai được chính thức thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 17/04/1992. Được chia tách từ huyện Tân Phú theo quyết định số 196/TC/QĐ/TCCB của Bộ Tài chính đã thành lập nên 02 kho bạc là KBNN Định Quán và KBNN Tân Phú. Khi mới thành lập mặc dù có những khó khăn nhưng được sự quan tâm của KBNN Đổng Nai, Huyện ủy, UBND huyện Định Quán, KBNN Định Quán đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, từng bước khẳng định được vai trò cùng với nhiều đóng góp tích cực vào tiến trình thực hiện các chính sách tài chính - tiền tệ của địa phương, mà chủ yếu là công tác quản lý quỹ ngân sách Nhà nước các cấp trên địa bàn thành phố, trong đó có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là kiểm soát các khoản chi NSNN. Đứng trước những thách thức lẫn cơ hội vươn lên của toàn Hệ thống KBNN với Chiến lược phát triển đến năm 2020 cùng những bước đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa để tiến đến xây dựng “Kho bạc điện tử”; KBNN Định Quán luôn nỗ lực để tự hoàn thiện mình và phấn đấu vươn lên để đóng góp nhiều hơn nữa vào sự lớn mạnh của Hệ thống KBNN và xứng đáng với vai trò, trách nhiệm đã được giao trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Định Quán nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung. Những năm gần đây đã được KBNN cấp trên cũng như Bộ Tài chính tặng nhiều Bằng khen. Được Huyện ủy, UBND huyện và kho bạc Đồng Nai đánh giá cao trong công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước huyện Định Quán Quán

2.1.2.1 Chức năng của KBNN huyện Định Quán

Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Phước là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn huyện Định Quán.

Kho bạc Nhà nước huyện Định Quán có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật

2.1.2.2 Nhiệm vụ của KBNN huyện Định Quán

- Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:

+ Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện lập báo cáo quyết toán các nguồn vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác được giao quản lý theo quy định.

+ Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

- Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:

+ Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định của pháp luật.

+ Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật:

+ Tiếp nhận, kiểm tra thông tin tài chính do các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cung cấp theo quy định của pháp luật.

+ Lập và gửi Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện cho Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh để lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh, đồng thời gửi Ủy ban nhân dân và cơ quan tài chính đồng cấp để biết theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số

liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp huyện; Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh với các đơn vị liên quan tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các đơn vị, tổ chức có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp huyện; mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định. - Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác thi hành về pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước theo quy định; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.

- Thực hiện công tác pháp chế, công tác bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định. - Thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

- Quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.

- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh giao.

2.1.2.3 Quyền hạn của KBNN huyện Định Quán

- Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực tại KBNN huyện Định Quán

Từ khi thành lập cho đến nay, Kho bạc Nhà nước huyện Định Quán đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tất cả nhớ vào cơ cấu hoạt động linh động và phù hợp với tình hình thực tế.

Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:

- Giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn diện về chỉ đạo, điều hành và kiểm tra mọi hoạt động của KBNN trên địa bàn huyện theo đúng chức năng, nhiệm quyền hạn được giao. Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của UBND trong việc chấp hành luật pháp và quản lý hành chính nhà nước, đề xuất với UBND cấp huyện, cấp tỉnh, cấp có thẩm quyền trong việc điều hành NSNN, phương án xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển hệ thống NSNN trên địa bàn huyện, chấp hành chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

- Phó giám đốc: Phó giám đốc được quyền chỉ đạo, điều hành các hoạt động theo lĩnh vực phân công, phụ trách và giải quyết phần hành công việc của Giám đốc khi giám đốc đi vắng và ủy quyền.

- Tổ kế toán có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN theo quy định đối với KBNN, tổ chức thực hiện công tác kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN tại NSNN huyện cho các cấp ngân sách theo quy định; thực hiện việc kiểm soát chi thường xuyên của NSNN theo quy định của luật NSNN; tổng hợp báo cáo kế toán và báo cáo thống kê thuộc lĩnh vực kế toán theo chế độ quy định; thực hiện quyết toán các hoạt động nghiệp vụ của KBNN huyện; thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN giao.

- Tổ tổng hợp hành chính: đây là tổ có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN các cấp; Vốn chương trình mục tiêu. Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN các cấp; thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc KBNN giao.

- Tổ kho quỹ có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý và quản lý an toàn kho quỹ đối với KBNN theo chế độ quy định;

trực tiếp giao dịch thu, chi tiền mặt tại KBNN huyện; tổ chức thực hiện vận chuyển tiền mặt, các giấy tờ có giá và tài sản quí theo lệnh của các cấp có thẩm quyển; bảo quản tiền mặt; giấy tờ có giá và tài sản quý, các tài sản tạm thu, tạm giữ và tịch thu theo quyết định của cấp có thẩm quyền; thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc KBNN huyện giao.

2.2.4 Tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Định Quán Quán

Cùng với sự phát triển của ngành, đội ngũ cán bộ công chức Kho bạc nhà nước huyện Định Quán đã từng bước được củng cố và phát triển về chất. Đến nay có 15 cán bộ công chức được chia thành 3 tổ nghiệp vụ: Tổ tổng hợp - hành chính, Tổ kế toán, Tổ kho quỹ.

Thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ được giao hiện nay bộ máy quản lý chi NSNN của KBNN huyện Định Quán được tổ chức thành 2 bộ phận:

- Tổ Kế toán thực hiện kiểm soát các khoản chi thường xuyên của NSNN theo quy định của Luật NSNN. Việc bố trí bộ máy kiểm soát chi thường xuyên được thực hiện theo quy định tại Quyết định 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính như sau: phân công cho kế toán viên đồng thời thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi theo đơn vị sử dụng NSNN, không phân công theo tài khoản của đơn vị. Vì vậy, một đơn vị sử dụng NSNN chỉ phải giao dịch với một cán bộ KBNN trong lĩnh vực chi thường xuyên cũng như chi đầu tư XDCB.

- Tổ Tổng hợp - Hành chính thực hiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và vốn chương trình mục tiêu. Thực hiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, vốn chương trình mục tiêu và các chương trình mục tiêu khác theo phân cấp của KBNN tỉnh; tổng hợp, báo cáo thống kê định kỳ quyết toán vốn đầu tư XDCB hàng năm.

Trình độ cán bộ làm công tác quản lý chi thường xuyên, kiểm soát chi đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện định quán luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng 80 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)