Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện định quán luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng 80 (Trang 36 - 38)

6. Kết cấu của đề tài

1.2.2 Các yếu tố bên trong

* Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi NSNN:

Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi của Kho bạc nhà nước là những người trực tiếp vận dụng các chế độ, chính sách, quy trình nghiệp vụ của Nhà nước và của ngành thực hiện các bước kiểm soát cụ thể đối với từng khoản chi NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN. Do đó, cán bộ làm công tác quản lý chi phải có kiến thức tốt, nắm vững chế độ, chính sách, quy trình nghiệp vụ, đồng thời phải có phẩm chất đạo đức tốt. Có như vậy mới có thể thực hiện kiểm soát chi ngân sách một cách chặt chẽ, đúng quy

định đồng thời tránh được những hiện tượng cửa quyền, nhũng nhiễu phát sinh trong quá trình thực thi nhiệm vụ..

* Năng lực quản lý của người lãnh đạo:

Về con người quản lý: để quản lý hiệu quả thì con người là nhân tố trung tâm, là khâu trọng yếu trong việc xử lý các thông tin để ra quyết định quản lý. Con người quản lý ở đây bao gồm: năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của cán bộ tham gia quản lý chi thường xuyên từ nguồn vốn NSNN.

Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng rất lớn đối với công tác quản lý chi thường xuyên từ nguồn NSNN ở địa phương, thông qua việc lập kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, minh bạch, sẽ tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, hiệu quả, đảm bảo phân định trách nhiệm rõ ràng giữa các nhân viên cũng như giữa các khâu, các bộ phận quản lý chi thường xuyên ở địa phương.

Trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ tham gia quản lý chi thường xuyên tại KBNN địa phương cũng đóng vai trò quan trọng đến quản lý sử dụng chi thường xuyên từ NSNN. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn tốt, sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý sử dụng tiền NSNN trong chi thường xuyên và ngược lại. Năng lực của cán bộ thể hiện qua khả năng phân tích, xử lý nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức trong sáng, tâm huyết và có trách nhiệm với công việc được giao.

Suy cho cùng vấn đề con người là yếu tố quyết định nhất đối với công tác quản lý chi thường xuyên. Nếu làm tốt yếu tố về con người sẽ phát huy được hiệu quả tối đa trong việc sử dụng lao động, nếu không làm tốt yếu tố này sẽ gây ra sự lãng phí rất lớn về nguồn nhân lực, đồng thời dẫn đến chất lượng công tác quản lý chi thường xuyên thấp, vị thế của KBNN giảm sút.

* Quy trình kiểm soát chi thường xuyên:

Quy trình quản lý được thiết kế càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng thông tin hiệu quả sử dụng, giảm thiểu các yếu tố sai lệch thông tin. Từ đó nâng cao việc quản lý chi thường xuyên từ NSNN trên địa bàn.

Hoàn thiện công tác thủ tục hành chính, trong đó chú trọng: giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính; hoàn thiện thể chế quản lý đồng nhất từ cấp quản lý đến cấp thực hiện việc sử dụng nguồn vốn từ NSNN; thêm vào đó đưa ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lý, điều hành công việc để giảm thiểu thủ

tục hành chính và rút ngắn rất nhiều thời gian. Ngoài ra tăng trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách, giao thêm quyền tự chủ cho các đơn vi.

* Trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ:

Ngoài các nhân tố chính kể trên việc kiểm soát chi ngân sách của KBNN cũng cần đòi hỏi một số điều kiện khác như công cuộc cải cách hành chính của Chính phủ; hiện đại hoá công nghệ Kho bạc nhà nước; hoàn thiện quy trình kiểm soát chi ngân sách của KBNN; hoàn thiện hệ thống kế toán và quyết toán NSNN; hiện đại hóa công nghệ thanh toán trong nền kinh tế và của bản thân ngành Kho bạc nhà nước…

Hiện đại hóa công nghệ KBNN là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý chi NSNN qua KBNN. Ứng dụng công nghệ tin học hiện đại vào hoạt động KBNN sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực đến toàn bộ hoạt động quản lý quỹ NSNN. Trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, hạ tầng công nghệ lớn mạnh và an toàn là cơ sở cho việc kết nối, trao đổi thông tin giữa KBNN, cơ quan tài chính và đơn vị sử dụng NSNN, giúp cho hoạt động giao dịch ngày càng thuận tiện, tăng tính minh bạch đối với công tác quản lý chi NSNN, nâng cao hiệu quả quản lý NSNN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện định quán luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng 80 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)