Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN tại KBNN Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện định quán luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng 80 (Trang 38 - 40)

6. Kết cấu của đề tài

1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN tại KBNN Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh có tuyến Quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt, đường cao tốc Hà nội- Lào cai đi qua, là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bác với Thủ đô Hà Nội, gần cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua các tuyến quốc lộ 18, 5 thông với Hải Phòng, Quảng Ninh. Vĩnh Phú có vị trí quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặt biệt đối với Thủ đô Hà Nội thì Kinh tế Vĩnh Phúc Phát triển sẽ góp phần cùng Thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, cũng như các nhu cầu xã hội khác của Thủ đô.

Trong quá trình phát triển của tỉnh Vĩnh phúc, KBNN Vĩnh Phúc đã thực hiện rất tốt công tác quản lý quỹ NSNN trên địa bàn góp phần vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội – đảm bảo anh ninh quốc phòng của địa phương cũng như khu vực kinh tế trọng

điểm Bắc bộ. Tính đến hết năm 2015 KBNN Vĩnh Phúc có 166 cán bộ công chức với 08 phòng nghiệp vụ và 08 KBNN huyện, thị xã trực thuộc. Qua hơn 20 năm hình thành Và phát triển KBNN Vĩnh Phúc đã có nhiều kinh nghiệm trong quản lý chi NSNN nói chung và quản lý chi thường xuyên ngân sách xã.

Nhiệm vụ giao dịch quản lý chi thường xuyên ngân sách xã của KBNN Vĩnh Phúc do các KBNN huyện thực hiện; Quy trình quản lý chi thường xuyên Ngân sách xã trên địa bàn thực hiện theo quyết định 743/KBNN-THPC ngày 02/3/2016 của KBNN về hướng dẫn thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong hệ thống KBNN; Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính; Thông tư 39/2016/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính sủa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính; Thông tư 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính, nay là Thông tư 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn; Quyết định 4377/QĐ-KBNN ngày 15/9/2017, nay là Quyết định 2899/QĐ-KBNN ngày 15/6/2018 của KBNN về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối KSC NSNN tại KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng. Thực hiện giao dịch một cửa trong quản lý chi của hệ thống KBNN đã mang lại nhiều thuận lợi với cả KBNN Vĩnh phúc và các đơn vị giao dịch. Qui trình nghiệp vụ được cải tiến từ khâu tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng từ và trả kết quả theo hướng nhanh, gọn thuận tiện, giảm đầu mối giao dịch giữa khách hàng với KBNN.

Việc lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách xã của các đơn vị cấp xã được thực hiện theo Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, công tác kiểm soát dự toán chi thường xuyên NS xã tại KBNN Vĩnh Phúc gặp rất nhiều khó khăn, do phân bổ dự toán chi thường xuyên của các đơn vị cấp xã thường chưa sát với nhu cầu chi, chưa bám vào nhiệm vụ của đơn vị để xây dựng dự toán nên trong năm thường xuyên phải điều chỉnh dự toán, bổ sung, phân bổ dự toán chi của đơn vị. Hầu hết các đơn vị cấp xã chưa chủ động tự kiểm soát việc chấp hành dự toán ngân sách xã tại đơn vị trước khi thanh toán qua KBNN Vĩnh Phúc; xu hướng điều chỉnh, bổ sung, hủy bỏ dự toán ngân sách xã không hề giảm qua các năm.

Đối với các khoản chi TTCN của ngân sách xã các đơn vị KBNN trực thuộc KBNN Vĩnh phúc luôn xác định đây là những khoản chi thiết yếu, có tỷ trọng lớn, được ưu

tiên hàng đầu trong hoạt động chi thường xuyên NSNN xã. Mặc dù là khoản chi được ưu tiên giải quyết, nhưng việc quản lý chi các khoản TTCN qua KBNN Vĩnh phúc luôn đảm bảo chấp hành đúng nguyên tắc, điều kiện chi và hồ sơ thủ tục cần thiết, đúng theo qui định.

Các khoản chi hàng hóa dịch vụ là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng chi thường xuyên ngân sách xã , với đặc điểm đối tượng cung ứng hàng hóa dịch vụ cho cấp xã đa dạng, từ đó tạo lên sự phức tạo trong các kiểm soát các khoản chi này. KBNN Vĩnh Phúc luôn bám sát vào các nguyên tắc, điều kiện chi, yêu cầu về hồ sơ thủ tục cần thiết đối với từng khoản chi theo qui định, đảm bảo thực hiện kiểm soát chặt chẽ, thanh toán kịp thời đúng thời hạn qui định đến các đối tượng cung cấp hàng hóa dịch vụ.

Giai đoạn 2011-2015, trên địa bàn Vĩnh Phúc đơn vị đã thực hiện quản lý chi thường xuyên NSĐP qua KBNN là 25,031 tỷ đồng. Qua quá trình kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN trên địa bàn phát hiện từ chối thanh toán đối với các khoản chi như: Chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức hoặc không có trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt là 433 món với số tiền từ chối thanh toán 5,193 triệu đồng, phát hiện và yêu cầu hoàn thiện hồ sơ thủ tục đối với 559 món chưa đủ điều kiện thanh toán số tiền 6,652 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện định quán luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng 80 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)