6. Kết cấu của đề tài
3.3.1 Kiến nghị với Bộ Tài chính và KBNN
Hiện nay NSNN của chúng ta đang thực hiện các hình thức cấp phát NSNN là: cấp phát theo dự toán được duyệt, cấp phát bằng lệnh chi tiền và hình thức ghi thu- ghi chi NSNN. Hình thức cấp phát NSNN theo dự toán được duyệt là hình thức cấp phát NSNN tiến tiến. Việc thực hiện hình thức cấp phát này dựa trên cơ sở dự toán chi NSNN sau khi đã được Quốc hội phê chuẩn bắt buộc Chính phủ, các Bộ, các ngành, địa phương phải có trách nhiệm tuân thủ nghiêm ngặt. Dự toán chi NSNN là giới hạn tối đa mà các đơn vị được chi kể cả về tổng mức và cơ cấu chi. Hình thức cấp phát này đòi hỏi một sự tuân thủ tuyệt đối quy định về mục lục NSNN trong cả chu trình NSNN từ khâu lập, chấp hành và kế toán quyết toán NSNN. Song trên thực tế, hàng năm việc phân bổ NSNN của các đơn vị chủ quản cho các đơn vị ngân sách cấp dưới còn chậm chễ, dẫn đến việc đầu năm KBNN không có dự toán để thực hiện cấp phát thanh toán cho các đơn vị sử dụng NSNN. Trong quá trình chấp hành dự toán vẫn có trường hợp điều chỉnh, bổ sung dự toán đặc biệt là NSNN cấp xã, thị trấn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc kiểm soát chi của KBNN, mặt khác đơn vị sử dụng NSNN thiếu chủ động trong việc chi tiêu, sử dụng ngân sách. Vì vậy cần có quy chế quy định bắt buộc các cơ quan chủ quản cấp trên phải giao dự toán NSNN cho các đơn vị cấp dưới ngay từ tháng một hàng năm để KBNN có căn cứ cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN cho các đơn vị sử dụng NSNN. KBNN kiên quyết không thực hiện cấp phát, thanh toán, kể cả việc cấp tạm ứng đối với những đơn vị không có dự toán, không gửi dự toán đến KBNN trong những tháng đầu năm (trừ các nhu cầu không thể trì hoãn và theo đúng quy định của pháp luật). Cơ quan chủ quản, đơn vị dự toán cấp trên hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự chậm trễ, thiếu chính xác trong việc giao dự toán cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách trực thuộc. Mặt khác, việc kiểm soát chi theo dự toán đòi hỏi KBNN phải kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ các khoản chi của đơn vị theo đúng mục đích, tính chất nguồn kinh phí và nội dung kinh tế của các khoản chi, kiên quyết từ chối thanh toán những khoản chi không có trong dự toán được duyệt hoặc không đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã quy định. Phương thức ghi thu - ghi chi cần phải được hạn chế dần tới xóa bỏ, chỉ trừ trường hợp áp dụng đối với các khoản thu chi bằng ngày công lao động và bằng hiện vật. Tiến tới hạn chế tối đa các khoản chi bằng lệnh chi tiền, chỉ dùng hình thức lệnh chi tiền để chi trả nợ vay, các khoản chi viện trợ, các khoản chi mang tính cấp thiết hay liên quan tới bí mật an ninh quốc gia.
- Hoàn thiện hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước:
Hệ thống chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi NSNN là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng, phân bổ và kiểm soát chi NSNN. Đồng thời, cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành quỹ NSNN của chính quyền địa phương. Theo quy trình kiểm soát chi, các nhân viên nhà nước có thẩm quyền phải so sánh, đối chiếu hồ sơ, chứng từ chi với các thủ tục, định mức và tiêu chuẩn của Nhà nước. Tuy nhiên, cho đến nay các tiêu chuẩn, định mức chi NSNN cho từng công việc, từng đối tượng vẫn chưa được xác định một cách cụ thể và thống nhất. Do đó, trong thời gian tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan tài chính và các cơ quan quản lý chuyên ngành cần ban hành đầy đủ, đồng bộ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu phù hợp với tình hình thực tế để làm cơ sở cho việc lập, chấp hành và quyết toán NSNN của các cơ quan đơn vị trong quá trình quản lý NSNN.