Các mô hình nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 35 - 38)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.2.1 Các mô hình nghiên cứu ở nước ngoài

Trên cơ sở các học thuyết và mô hình lý thuyết trên, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm xác định các yếu tố chi phối hành vi khách hàng, trong đó có lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung và dịch vụ thẻ tín dụng nói riêng. Mỗi nhà nghiên cứu lại tiếp cận vấn đề ở những góc nhìn khác nhau, đem đến cái nhìn đa diện về ảnh hưởng của các yếu tố

Trong những nghiên cứu gần đây về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng thì có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu sau:

Suhana Mohamed và cộng sự (2016) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng có năm yếu tố thiết yếu dẫn đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng. Mục tiêu của nghiên cứu này là để điều tra mối quan hệ giữa năm biến độc lập đó là: sự dễ dàng sở hữu thẻ tín dụng, chính sách của ngân hàng phát hành thẻ, yêu cầu thanh toán tối thiểu ở mức thấp, thái độ đối với thẻ tín dụng và kiến thức liên quan về thẻ tín dụng. Trong nghiên cứu này, dữ liệu được thu thập qua các khảo sát người tiêu dùng là các chủ thẻ tín dụng tại Bệnh viện chuyên khoa KLM. Tổng cộng có 150 bảng câu hỏi đã được phân phát cho nhóm chọn lọc, nhưng chỉ có 120 bảng câu hỏi có thể được phân tích cho nghiên cứu này. Bảng câu hỏi có hai phần khác nhau bao gồm phần nhân khẩu học tập trung vào các mục như giới tính, tình trạng hôn nhân, tuổi, chủng tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp , tổng thu nhập hàng tháng, số lượng thẻ tín dụng, số lượng thẻ phụ, số năm sử dụng thẻ và loại thẻ tín dụng. Phần còn lại tập trung vào năm biến số đó là sự dễ dàng sở hữu thẻ tín dụng, chương trình khuyến mãi của ngân hàng phát hành thẻ, yêu cầu thanh toán tối thiểu ở mức thấp, thái độ đối với thẻ tín dụng và kiến thức liên quan về thẻ tín dụng. Bảng câu hỏi trong phần này định dạng thang 5 điểm Likert, trong đó 1 = Hoàn toàn không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = trung lập, 4 = đồng ý và 5 = hoàn toàn đồng ý.

Nghiên cứu chỉ ra rằng biến độc lập ( kiến thức liên quan về thẻ tín dụng có mối quan hệ tích cực với biến phụ thuộc ( sử dụng thẻ tín dụng ). Bốn biến độc lập còn lại: chính sách của ngân hàng phát hành thẻ, thái độ đối với thẻ tín dụng, sự dễ dàng sở hữu thẻ tín dụng, yêu cầu thanh toán tối thiểu ở mức thấp không có mối quan hệ đáng kể với việc sử dụng thẻ tín dụng.

Các tác giả cũng đưa ra một số gợi ý có thể dược cân nhắc cho các nghiên cứu sẽ được thực hiện trong tương lai. Đó là: các yếu tố dự phòng như điều kiện kinh tế, tăng giá của hàng tiêu dùng hoặc nhiên liệu tăng có thể gây tác động đối với việc sử dụng thẻ tín dụng và có thể được khám phá ở nghiên cứu trong tương lai.

Kalisa Alfred và cộng sự (2016) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong các tổ chức tài chính của Rwanda - Ngân hàng I&M. Để thực hiện nghiên cứu, tác giả chọn mẫu gồm 62 ngƣời là khách hàng của ngân hàng I&M có sử dụng thẻ tín dụng. Sau đó tác giả tiến hành thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi để đánh giá mối quan hệ của ba nhân tố: thu nhập, nhận thức về thẻ tín dụng và chi phí sử dụng thẻ tín dụng đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng. Bảng câu hỏi được xây dựng theo mục tiêu của nghiên cứu nhằm thu thập thông tin định tính và định lượng về các ấn tượng, kinh nghiệm và ý kiến về sự thích nghi của thẻ tín dụng tại các tổ chức tài chính ở Rwanda. Nghiên cứu chỉ ra rằng có một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng nhưng các yếu tố phân tích như mức thu nhập, nhận thức về thẻ tín dụng và chi phí sử dụng thẻ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng thẻ tín dụng. Những yếu tố này ảnh hưởng đến việc mua hàng hóa cả trong và ngoài nước. Tác giả đã kết luận rằng có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng của ngân hàng I & M.

Từ các phân tích trên, có thể thấy, các học thuyết, mô hình nghiên cứu trên thế giới về hành vi khách hàng nói chung và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng nói riêng đã khá toàn diện. Các nhà nghiên cứu đã tiếp cận vấn đề qua nhiều góc nhìn đa dạng đi từ vi mô đến vĩ mô, từ bao quát chung đến cụ thể từng lĩnh vực, từ đó đã xây dựng được các mô hình và học thuyết mang tính nền tảng. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng phần nào chỉ ra được những yếu tố chính có tác động đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng (bao gồm chi phí sử dụng, niềm tin về sự bảo mật, ảnh hưởng từ những người xung quanh, độ tuổi của khách hàng). Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu thực nghiệm chỉ có thể dựa trên một số lượng quan sát hạn chế, dẫn đến việc mức độ dự đoán của các mô hình chưa cao.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w