3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu những mô hình nghiên cứu liên quan đến đề tài cả trong và ngoài nước, ta có thể thấy rằng, đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng tại NHTM không còn là một đề tài mới. Đã có rất nhiều nghiên cứu về đề tài này đã được thực hiện, tiếp cận vấn đề trên nhiều hướng khác nhau, đồng thời phương pháp nghiên cứu và các mô hình được sử dụng cũng rất đa dạng. Các phương pháp đã được sử dụng để nghiên cứu về quyết định sử dụng thẻ của khách hàng có thể kể đến như:
Phương pháp định tính: sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh đối chiếu và tổng hợp dữ liệu thu thập được nhằm đưa ra kết luận về ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định của khách hàng (PGS. TS Lê Thanh Tâm, 2019).
Phương pháp định lượng: Các tác giả sử dụng nhiều mô hình và các
kiểm định khác nhau để đạt được mục đích nghiên cứu, có thể kể đến các phương pháp và mô hình nghiên cứu sau:
+ Kiểm định Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, từ đó xác định các biến trong mô hình hồi quy OLS và tiến hành chạy mô hình để xác định mối liên hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc (Hanudin Amin, 2012).
+ Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố ANOVA, nhằm
xác định tương quan giữa các biến và xây dựng mô hình hồi quy (Trần Thái Phương Trang, 2015).
+ Xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình Probit để xác định chiều ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc (Trần Ngọc Thảo Vy, 2016).
+ Sử dụng phân tích hồi quy nhị phân Binary logistics (Nguyễn Thị Búp,
2014).
Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng các nhân tố chính tác động đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng tại NHTM là: tiện ích của thẻ, chi phí sử dụng thẻ, sự thuận tiện khi dùng thẻ bao gồm khoảng cách, số lượng
ATM, thời gian giao dịch, chất lượng dịch vụ, niềm tin về sự bảo mật,...Ngoài ra một số nghiên cứu còn chỉ ra có sự tương quan giữa mức thu nhập, mức độ hiểu biết về dịch vụ thẻ hay độ tuổi cũng ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà quản trị ngân hàng có thể tham khảo trong việc triển khai và phát triển dịch vụ thẻ.
Tuy nhiên, hạn chế chủ yếu của các nghiên cứu thực chứng là đều dựa trên cơ sở một mẫu gồm một số lượng quan sát nhất định và được thu thập giới hạn trong một không gian địa lý cụ thể, do đó không thể đại diện được cho tất cả khách hàng. Bên cạnh đó, số liệu phân tích của các mô hình cũng có được từ khảo sát khách hàng tại một hoặc một vài ngân hàng, hoặc tập chung nghiên cứu một đối tượng khách hàng (như: sinh viên) trong một khoảng thời gian cụ thể. Vì vậy chỉ có giá trị tham khảo tốt nhất cho chính những ngân hàng được thực hiện nghiên cứu và tại thời điểm nghiên cứu.
Trong khi đó, mỗi ngân hàng lại có những đặc điểm chính sách, dịch vụ riêng để thu hút khách hàng. Đồng thời nhu cầu về sản phẩm thẻ của khách hàng cũng có xu hướng khác nhau tại không gian và thời gian khác nhau.
Do đó việc có thêm các nghiên cứu tại các thị trường khác nhau, thời điểm khác nhau là điều rất cần thiết, nhằm đưa ra những đánh giá cụ thể và chính xác hơn về các thành phần ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng.