3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.4 đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh của
trong giai đoạn 2016-2020
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank giai đoạn 2018-2020
Chỉ tiêu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Tổng thu nhập hoạt động Chi phí hoạt động Lợi nhuận sau thuế ROA
ROE
Nguồn:báo cáo tài chính của Techcombank (Đơn vị: tỷ đồng) Nhìn vào bảng
trên ta có thể thấy tổng chi phí hoạt động của Techcombank tăng 25,1% so với năm 2018 và thấp hơn 6% so với kế hoạch đầu năm. Chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí hoạt động là chi phí cho nguồn nhân lực với tỷ trọng 58,3%. Lý do là, trong giai đoạn 2016 - 2020, Techcombank
thực hiện chương trình chuyển đổi, bước đầu Ngân hàng tập trung vào định hướng kinh doanh và chuẩn bị nguồn nhân lực. Thành quả đạt được là Ngân hàng có được là đội ngũ hơn 11.000 cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, năng động. Bên cạnh việc chú trọng đầu tư cho trang thiết bị làm việc hiện đại, xây dựng văn phòng làm việc mới theo mô hình Agile (mô hình làm việc nhóm) với phong cách mở, Techcombank cũng đảm bảo tăng mức thu nhập bình quân đầu người ở mức cạnh tranh cho nhân viên, đồng thời triển khai các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cho nhân viên. Theo đó, chi phí bình quân mỗi nhân viên tăng khoảng 8% và chi phí đào tạo tăng 62,9% so với năm 2018.
Vốn chủ sở hữu cũng tăng mạnh, trong năm 2020 vốn chủ sở hữu của Techcombank tăng gấp 1,4 lần so với năm 2018 tăng từ 51.782 lên 74.614 tỷ đồng.
Tổng thu nhập hoạt động của Techcombank năm 2020 đạt mức 27.042 tỷ VNĐ, tăng 28,3% so với năm trước nhờ sự tăng trưởng ở cả thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Trong đó, sự tăng trưởng ấn tượng 37,9% của số dư tiền gửi không kỳ hạn cùng hạn mức tăng trưởng tín dụng được NHNN cho phép nới rộng lên 18,8% là hai nhân tố chính giúp cho thu nhập lãi thuần đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm 2018-2020 và đóng góp 68% trong tổng doanh thu của Ngân hàng năm 2019.
tổng tài sản 500,000,000
Nguồn: báo cáo thường niên Techcombank
Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện tổng tài sản của Techcombank giai đoạn 2016- 2020
Về tổng tài sản thì nhìn vào biểu đồ trên ta thấy rằng, hoạt động kinh doanh của Techcombank tăng trưởng qua các năm cả về quy mô và chất lượng. Tổng tài sản tăng trưởng đều qua các năm, trong đó tổng tài sản năm 2020 tăng 16,9% so với năm 2016 và tăng gấp 1,3 lần năm 2018.
Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện lợi nhuận sau thuế của Techcombank giai đoạn 2016- 2020
Về doanh thu và lợi nhuận, kết thúc năm 2019, Techcombank tiếp tục thiết lập những kỷ lục mới với 21,1 nghìn tỷ đồng doanh thu, 12,8 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 10,22 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng lần lượt 20,7% so với năm 2018 và 31,5% so với năm 2017. Tổng lợi nhuận sau thuế năm2020 tăng hơn 41,4% so với năm 2016 . Tất cả các mảng kinh doanh của Ngân hàng đều tăng trưởng mạnh, trong đó mức tăng trưởng tín dụng toàn Ngân hàng đạt 18,8% và chất lượng tài sản tiếp tục được đảm bảo, thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu nhóm 3-5 tại thời điểm cuối năm 2019 dừng ở mức 1,3%. Tỷ lệ an toàn vốn CAR đạt 15,5%, cao hơn nhiều so với mức an toàn 9,0% theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN của NHNN.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Techcombank giai đoạn 2016- 2020 đạt được kết quả khá tích cực. Kết quả này có được là nhờ vào việc Ngân hàng luôn kiên định theo đuổi chiến lược rủi ro thấp lợi nhuận cao, nhờ đó đã thành công trong việc cân đối cơ cấu doanh thu, giảm phụ thuộc vào hoạt động cho vay, giảm chi phí dự phòng.
Vì vậy, năm 2019, Techcombank tiếp tục củng cố vị thế Ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao nhất trong ngành ngân hàng với hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA) đạt 2,9%.
Trong giai đoạn 2016-2020, hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) của Techcombank có xu hướng giảm dần do việc ngân hàng không ngừng tăng tốc nâng cao vốn chủ sở hữu thông qua tăng vốn điều lệ khi chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và việc tăng dự trữ bắt buộc nhằm đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN của NHNN.