5. Kết cấu đề tài
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY BƯU ĐIỆN VIỆT NAM
2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển
Tổng công ty Bưu chính Việt Nam ra đời theo Quyết định số 674/QĐ- TTg ngày 01/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt đề án thành lập Tổng công ty Bưu chính Việt Nam” và Quyết định số 16/2007/QĐ- BBCVT ngày 15/06/2007 của Bộ Bưu chính Viễn thông về việc “Thành lập Tổng công ty Bưu chính Việt Nam”.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 2596/QĐ-BTTTT ngày 28/12/2012 về việc đổi tên Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam thành Tổng công ty Bưu điện Việt Nam từ ngày 01/01/2013. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Bưu chính; có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng theo quy định của pháp luật; có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam trước đây theo quy định của pháp luật. Vốn điều lệ của VietnamPost là: 8.122 tỷ đồng được hình thành từ vốn, tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại VNPT và được VNPT bàn giao cho VietnamPost.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Hiện nay mô hình tổ chức của VietnamPost gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên.
Khối các đơn vị HTPT: 64 đơn vị (63 Bưu điện tỉnh, thành phố, Công ty PHBCTW).
Khối các đơn vị HTĐL: Công ty Tem, Công ty In Tem.
Khối các công ty cổ phần, liên doanh có cổ phần, vốn góp của VietnamPost: Công ty cổphần chuyển phát nhanh Bưu điêṇ ; Công ty cổphần Du licḥ Bưu điêṇ ; Công ty cổ phần thương mại và du lịch Hà Tĩnh; Công ty TNHH hai thành viên DHL/VNPT; Công ty cổphần Bảo hiểm Bưu điện ; Công ty cổ phần Media – Post. Sơ đồ tổ chức của VietnamPost theo sơ đồ 2.1.
Sơ đồ 2. 1 Mô hình tổ chức hiện tại của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
(Nguồn: Phương án tổ chức và quản lý của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam năm 2019, VietnamPost)
2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh
VietnamPost hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực sau:
Kinh doanh các dịch vụ bưu chính dành riêng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí, chuyển phát, tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước.
Tạo dựng và thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng, cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo chiến lược, quy định, kế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Cung cấp các dịch vụ công ích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước. Tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các điều ước quốc tế trong lĩnh vực bưu chính mà Việt Nam ký kết, tham gia khi được Nhà nước chấp thuận.
Hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông để cung cấp các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin.
Kinh doanh hàng hoá và dịch vụ khác theo qui định của pháp luật.
Tư vấn, nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bưu chính.
VietnamPost hiện tại tổ chức kinh doanh theo năm nhóm dịch vụ chủ yếu:
Nhóm 1, dịch vụ bưu chính chuyển phát: Bao gồm các dịch vụ bưu phẩm (trong đó có bưu chính phổ cập), bưu kiện, bưu chính uỷ thác, chuyển phát nhanh, datapost, phát hành báo chí (trong đó có phát hành báo chí công ích qua mạng Bưu chính công cộng) v.v…
Nhóm 2, dịch vụ TCBC: Bao gồm nhóm nhiều loại dịch vụ tài chính dựa trên mạng lưới bưu cục rộng lớn. Đó là các dịch vụ như: dịch vụ chuyển tiền, TKBĐ, đại lý bảo hiểm, thu hộ chi hộ v.v…
Nhóm 3, dịch vụ hợp tác viễn thông và công nghệ thông tin: Bao gồm các dịch vụ bán thẻ, thu cước, đàm thoại tại giao dịch, phát triển thuê bao, đại lý viễn thông công ích v.v…
Nhóm 4, dịch vụ khác: Gồm các dịch vụ bán lẻ hàng hoá, cho thuê tài sản, dịch vụ vận chuyển, quảng cáo, các hình thức đại lý khác v.v…
Nhóm 5, dịch vụ đầu tư tài chính: Bao gồm hoạt động tài chính và đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp cổ phần, liên doanh.
Trước giai đoạn năm 1998, VNPT là một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và chiếm lĩnh thị trường độc quyền tại Việt Nam (cả dịch vụ bưu chính trong nước và quốc tế). Sau khi Việt Nm mở cửa và cởi mở, chấp thuận cho các thành phần kinh tế gia nhập ngày càng nhiều vào một số lĩnh vực dịch vụ thuộc dịch vụ bưu chính; cụ thể là:
- Công ty Bưu chính Viễn thông Sài gòn (Saigon Postel).
- Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel).
-Các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như: DHL, UPS, FedEx, TNT…
Các doanh nghiệp mới nói trên đang hoạt động chủ yếu là cung ứng các dịch vụ có khả năng thanh toán cao và chất lượng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên đang tập trung kinh doanh ở khu vực kinh tế phát triển, có đông đúc dân cư (toàn nhà lớn, thành thị, khu công nghiệp, ..) và đang dần chiếm lĩnh thị phần tại các khu vực này. Tuy nhiên dựa vào thị phần và quy mô của hệ thống mạng lưới thì VietnamPost vẫn là doanh nghiệp đứng đầu.
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 – 2020
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VietnamPost trong giai đoạn 2016 – 2020 được thể hiện trong bảng 2.1, biểu 2.1.
Bảng 2. 1 Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016 – 2020 (ĐVT: triệu đồng) Nội dung Bưu chính chuyển phát TCBC
Viễn thông và phân phối
Đầu tư tài chính
Dịch vụ khác
Đơn vị hạch toán độc lập
Tổng cộng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2016 – 2020, VietnamPost)
Là doanh nghiệp bưu chính nên có tỷ lệ doanh thu từ nhóm bưu chính chuyển phát là (39%) trong tổng doanh thu. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của dịch vụ bưu chính chuyển phát dao động từ 11%-25% trong giai đoạn 2016- 2020, thấp hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu từ dịch vụ TCBC (trên 31% kể từ năm 2018).
Dịch vụ viễn thông và phân phối có doanh thu đứng vị trí thứ 2 (32%) nhưng do tỷ trọng giá vốn cao (trên 80% doanh thu phát sinh) nên dịch vụ TCBC có thể cho là vai trò quan trọng thứ hai của VietnamPost và chỉ đứng sau nhóm dịch vụ bưu chính chuyển phát
Lý do: Nguyên nhân của sự tăng giảm không đồng đều các dịch vụ trên là do sự biến động của thị trường, xu hướng phát triển của công ty và các chính sách đề ra.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH BƯU CHÍNHCỦA TỔNG CÔNG TY BƯU ĐIỆN VIỆT NAM CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU ĐIỆN VIỆT NAM
2.2.1 Các loại hình dịch vụ tài chính chủ yếu của Tổng công ty
2.2.1.1 Các loại hình dịch vụ
a/ Dịch vụ chuyển tiền
Dịch vụ chuyển tiền BĐ là dịch vụ nhận gửi, trả tiền qua mạng bưu chính công cộng.
Dịch vụ chuyển tiền bao gồm chuyển tiền trong nước và chuyển tiền quốc tế. Dịch vụ chuyển tiền trong nước bao gồm: Thư chuyển tiền( TCT), Điện chuyển tiền (ĐCT), Điện hoa, Chuyển tiền nhanh (CTN) và Phát hàng thu tiền (COD). Tuy nhiên, đến năm 2008, do hệ thống Điện báo bị bãi bỏ nên dịch vụ ĐCT cũng chính thức ngừng cung cấp trên toàn mạng lưới VietNamPost. Do đó, dịch vụ chuyển tiền trong nước chỉ còn dịch vụ TCT, CTN, Điện hoa, COD.
b/ Dịch vụ ngân hàng hạn chế
Trước thời điểm 01/7/2011, có thể nói dịch vụ TKBĐ của VietnamPost vụ là dịch vụ tương tự như các tổ chức tài chính ngân hàng nhằm thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư để bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển theo chủ trương của Chính phủ và theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, do Chính phủ giao cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam quản lý và thực hiện theo quyết định 215/TTg ngày 04/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ và có mức lãi suất nhất định.
c/ Dịch vụ thu hộ chi hộ
Dịch vụ thu hộ chi hộ là dịch vụ hợp tác giữa VietnamPost với các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thu, chi tiền qua mạng lưới bưu cục và các điểm phục vụ của VietnamPost theo Hợp đồng ký kết giữa hai bên.
- Phí dịch vụ do Bên nhờ thu/chi (tổ chức, doanh nghiệp) trả hoặc BĐ thu ở người nộp tiền.
- BĐ sẽ thu hộ/ chi hộ theo dữ liệu sẵn có do Bên nhờ thu/chi cung cấp qua hệ thống mạng máy tính hoặc thu hộ/chi hộ theo yêu cầu của Người nộp tiền.
d/ Dịch vụ đại lý bảo hiểm (nhân thọ và phi nhân thọ)
-Đại lý bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ
+ Bảo hiểm ô tô bao gồm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ôtô đối với người thứ ba và hành khách trên xe; Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe và lái phụ xe; Bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe ôtô đối với hàng hóa vận chuyển trên xe; Bảo hiểm vật chất xe ôtô.
+ Bảo hiểm xe máy bao gồm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe máy đối với người thứ ba; Bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi trên xe; Bảo hiểm vật chất xe mô tô, xe máy.
+ Bảo hiểm con người gồm: Bảo hiểm tai nạn con người; Bảo hiểm tai nạn hộ sử dụng điện; Bảo hiểm kết hợp con người; Bảo hiểm toàn diện học sinh; Bảo hiểm du lịch trong nước.
2.2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ tài chính bưu chính
2.2.2.1 Thực trạng phát triển chung các dịch vụ tài chính bưu chính a/ Về nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ
Hiện tại nhân lực thực hiện cung cấp dịch TCBC bao gồm nhân lực quản lý dịch vụ TCBC tại Văn phòng Tổng công ty (Ban Dịch vụ Tài chính Bưu chính) và nhân lực tại 63 BĐT. Lực lượng này có khoảng 36.575 người, trong đó lao động quản lý chiếm 29%, lao động nghề chiếm 65%, lao động phục vụ và lao động phụ trợ chiếm 6%.
Số liệu về tỷ trọng trình độ lao động quản lý và thực hiện các dịch vụ TCBC thể hiện ở bảng 2.2:
Bảng 2. 2 Tỷ trọng trình độ lao động thực hiện các dịch vụ tài chính bưu chính
Trình độ
Cao đẳng
Trung cấp
Chưa qua đào tạo
(Nguồn: Báo cáo nhân sự của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam năm 2019, Ban Tổ chức Lao động) 120 100 80 60 40 20 0
Biểu đồ 2. 1 Tỷ trọng trình độ lao động thực hiện các dịch vụ tài chính bưu chính
Nhận xét:
Tỷ trọng trình độ lao động là Lãnh đạo/ Tổng lãnh đạo thì lao động có trình độ Đại học chiếm tỉ lệ cao nhất 57% , trình độ tiến sĩ 0%
Tỷ trọng lao động quản lý/ Tổng quản lý thì lao động trình độ Đại học và Trung cấp chiếm tỉ lệ cao nhất, lần lượt là 43.3% và 40.8% trình độ tiến sĩ chiếm 0.02% nhưng là nhóm có tập trung trình độ tiến sĩ duy nhất trong công ty
Tỷ trọng lao động nghề/ tổng lao động nghề thì lao động trình độ sơ cấp chiếm tỉ lệ cao nhất lên tới:62% trong khi đó không có lao động tiến sĩ và thạc sĩ, lao động trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm 1%
Hầu hết nguồn nhân lực được tuyển chọn đều có trình độ cao, có những người còn du học từ nước ngoài nên kiến thức về dịch vụ TCBC sẽ có cái nhìn mới mẻ, đề xuất được những giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng dịch vụ TCBC của Vietnam Post.
Ngoài ra, những khóa học để rèn luyện và nâng tầm kỹ thuận cũng như chất lượng lao động đó là trình độ ngoại ngữ, tin học cũng được tổ chức đào tạo thường xuyên cho các cán bộ, chuyên viên.
b/ Về hoạt động marketing dịch vụ
Hoạt động nghiên cứu thị trường
Lực lượng lao động hoạt động cho bưu chính lớn dẫn đến chi phí cao nên việc đầu tư nghiên cứu thị trường không được chú trọng đầu tư. Các hoạt động nghiên cứu thị trường chủ yếu mới chỉ dừng lại tại thu thập, theo dõi số liệu dịch vụ và tổng hợp số lượt khách hàng sử dụng dịch vụ trên các phần mềm cơ bản.
Hoạt động marketing
Việc thực hiện marketing dịch vụ còn chưa thống nhất và thường do các BĐT trực tiếp tổ chức tại đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn quản lý và đề xuất kế hoạch giao chi phí từ Tổng công ty. Vì thế, việc tổng
hợp chi phí cho từng dịch vụ marketing tại Tổng công ty chưa thực hiện đồng đều đẫn đến khó thống kê số liệu chi phí cụ thể là bao nhiêu và có thể dẫn đến phí. Hiện nay, VietnamPost đã bắt đầu chú trọng đến các hoạt động quảng cáo tiếp thị, tạo sự thống nhất giữa các dịch vụ, chăm sóc khách hàng để phát triển, thu hút nhiều khách hàng.
c/ Về công nghệ, thiết bị
Các chương trình, ứng dụng phần mềm được tiến hành tại các bưu cục có nối mạng là các công cụ đắc lực cho công việc của giao dịch, khai thác... đẩy mạnh chất lượng dịch vụ. Mặc dù được đầu tư các công nghệ tiên tiến nhưng mỗi dịch vụ lại sử dụng một ứng dụng hoặc phần mềm tin học khác nhau tạo ra rất nhiều khó khăn cho GDV khi sử dụng, đặc biệt là đối với các bưu cục nhỏ, chỉ có duy nhất một GDV. Những thác thức mà các GDV đang gặp phải là phải tự trau dồi cũng như cải thiện cách sử dụng từng phần mềm. Trong khi vẫn phải hỗ trợ nhiều khách hàng và nhiều dịch vụ cùng một lúc…
d/ Về khả năng cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác
Với các tổ chức tài chính nói chung, đặc biệt là ngân hàng
- Sản phẩm của dịch vụ tài chính mà VietnamPost hiện đang cung cấp
còn rất hạn chế, hạn hẹp về số lượng so với các đối thủ cạnh tranh.
- Các bưu cục của VietnamPost mở cửa hoạt động sớm hơn và đóng cửa muộn hơn so với các tổ chức tài chính và ngân hàng. Dẫu vậy, các ngân hàng lại có những ưu thế mà VietnamPost không có được, đó là mạng lưới dày đặc ATM với thời gian phục vụ là 24/24 và hoạt động 7 ngày/tuần. Bên cạnh đó, VietnamPost lại phải phụ thuộc vào các ngân hàng trong việc lưu giữ và điều chuyển tiền. Vậy nên cho dù thời gian mở cửa được kéo dài nhưng lại hoạt động không được hiệu quả.
- Cước phí dịch vụ chuyển tiền của VietnamPost cũng lớn hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại. Đây là một trong những thách thức làm giảm khả năng cạnh tranh dịch vụ chuyển tiền bưu điện với các ngân hàng.
- Hoạt động quảng bá, khuyến mãi và chăm sóc khách hàng chưa được quan tâm nhiều, còn nhỏ lẻ và manh mún, chưa được triển khai có bài bản, đồng bộ mà mới chỉ được triển khai quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, chưa thực hiện những loại hình khác để thu hút khả năng tiếp cận với khách hàng.
- Đội ngũ nhân viên và quản lý, khai thác dịch vụ còn nhiều bất cập chưa đuổi kịp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tài chính còn chiếm tỷ lệ khá thấp. Tính chuyên nghiệp trong hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính của VietnamPost có khả năng cạnh tranh kém hơn so với các đối thủ khác.
- Việc áp dụng khả năng tin học vào trong quá trình khai thác, quản lý
dịch vụ còn manh mún, cục bộ, chưa có một quy hoạch tổng thể về việc mạng lưới hóa tin cung cấp dịch vụ TCBC của VietnamPost. Do đó, chất lượng dịch vụ còn hạn chế và làm giảm khả năng cạnh tranh của dịch vụ TCBC của VietnamPost so với dịch vụ của những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.