Thực trạng chung giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại Việt Nam hiện

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH korchina việt nam (chi nhánh hà nội) (Trang 46 - 48)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng chung giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại Việt Nam hiện

Ngành vận tải hàng hóa bằng đường hàng không được coi là bị thiệt hại nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 trong năm 2020. Với ngành vận tải hàng không thế giới, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đã công bố triển vọng tài chính cho ngành vận tải hàng không toàn cầu cho thấy các hãng hàng không dự kiến sẽ mất 84,3 tỷ USD vào năm 2020 với tỷ suất lợi nhuận ròng là -20,1%. Doanh thu toàn ngành (gồm cả hành khách và hàng hóa) sẽ giảm 50% xuống còn 419 tỷ USD từ 838 tỷ USD vào năm 2019. Tổng số lượng hàng hóa vận chuyển dự kiến sẽ giảm 10,3 triệu tấn so với năm 2019 xuống còn 51 triệu tấn trong năm 2020. Sự thiếu hụt nghiêm trọng về năng lực vận tải hàng hóa đẩy giá cước tăng trong năm 2020.

Riêng với Việt Nam, theo ước tính từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, bộ Công thương; trong tháng 9/2020, vận tải hàng hóa bằng đường hàng không chỉ đạt 17,6 nghìn tấn, giảm 12% so với tháng 8/2020 và 56,2% so với tháng 9/2019. 9 tháng năm 2020 đạt 196,6 nghìn tấn, giảm 39,4% so với cùng kỳ năm 2019; luân chuyển hàng hóa đạt 2,6 tỷ tấn.km, giảm 54,2% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, trong số các phương thức vận tải thì hàng không ghi nhận mức giảm mạnh nhất, do bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các biện pháp hạn chế đi lại giữa các quốc gia trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Hình 2.2: Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không (nghìn tấn)

Nguồn: Báo cáo Thị trường Logistics Việt Nam, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương)

Chỉ 0,23% hàng hoá được vận chuyển bằng hàng không. Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, năm 2018, sản lượng hàng hóa qua đường hàng không đạt gần 1,5 triệu tấn (tăng gần 13%) so với năm 2017. Trong đó, gần 400 nghìn tấn hàng hóa được vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam. Thị phần vận chuyển hàng hoá quốc tế của 3 hãng hàng không trong nước chỉ chiếm khoảng 12% và phần còn lại thuộc về các hãng hàng không nước ngoài. Thực tế, tại Việt Nam, chưa hãng hàng

không nào có máy bay chuyên chở hàng hoá freighters và hầu hết hàng hóa đều được đặt dưới bụng các máy bay chở hành khách khiến sản lượng hàng hóa đều bị hạn chế. Tuy khối lượng vận chuyển hàng hóa hàng không chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển của Việt Nam (0.23%) nhưng lại chiếm đến 25% tổng giá trị xuất khẩu; điều này cho thấy tầm quan trọng của ngành dịch vụ này trong tổng thể nền kinh tế. Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các hãng hàng không đã hoán cải máy bay chở khách thành máy bay chở hàng, phục vụ việc chuyên chở hàng hóa nội địa và quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH korchina việt nam (chi nhánh hà nội) (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w