Kiến nghị đối với Nhà nước, các tổ chức giao nhận quốc tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH korchina việt nam (chi nhánh hà nội) (Trang 76 - 80)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước, các tổ chức giao nhận quốc tế

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

Chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính

Việc giảm thuế doanh nghiệp, hỗ trợ tài chính hay can thiệp vào các trường hợp phải bồi thường thiệt hại với các lô hàng bị hư hỏng sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp, đặc biệt khi các trường hợp rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với hàng hóa, ví dụ như đại dịch Covid-19 đã tác động to lớn đến ngành giao nhận hàng hóa hàng không trên toàn thế giới, sự hỗ trợ của Nhà nước là rất cần thiết để các doanh nghiệp như Korchina có thể trụ vững qua khó khăn này. Theo VLA đã tổng hợp và đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cũng như duy trì phát triển nền kinh tế- xã hội như: giãn, hoãn, đề xuất miễn-giảm có thời hạn các khoản thuế và phí phải nộp của doanh nghiệp ở những ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng. Ngoài ra Chính Phủ nên làm việc với các hàng vận tải nhằm giảm giá dịch vụ, giảm chi phí tại cảng để giảm chi phí lưu thông hàng hóa. Bên cạnh đó, theo VLA, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét giảm lãi suất cơ bản; các ngân hàng thương mại cần khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay, mở rộng hạn mức cho vay… đối với các công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ổn định thị trường, xây dựng các chính sách khuyến khích –hạn chế hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế

Để thị trường giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu quốc tế được ổn định, thì cần thiết Nhà nước phải đưa ra các chính sách để bình ổn giá cả dịch vụ giao nhận trên toàn thị trường, tránh các chênh lệch chủ quan từ các doanh nghiệp muốn kiếm lời không phù hợp với tình hình thị trường. Vì mục đích không có tiêu cực trong thị trường này, Nhà nước nên đề ra các chính sách thực hiện việc khuyến khích, khen thưởng các doanh nghiệp có đóng góp lớn tới thị trường và tạo dựng thương hiệu, hình ảnh doanh nghiệp trong mắt khách hàng đồng thời với việc đưa ra các chính sách nhằm hạn chế việc lợi dụng tình hình thị trường để thực hiện các hành động thiếu minh bạch, gây các ảnh hưởng tiêu cực tới toàn thị trường và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế khác.

Đổi mới Cơ chế thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, đồng bộ phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế

Các thủ tục hành chính phức tạp, nhiều yêu cầu là một trở ngại lớn cho sự phát triển của các hoạt động kinh tế nói chung và của hoạt động giao nhận hàng không nói riêng. Để tạo thuận lợi cho ngành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn đối với các ngành và bộ phận liên quan như hải quan, an ninh hàng không... nhằm giảm thiểu những phiền hà trong khâu thủ tục hành chính. Mặt khác Nhà nước cũng cần nhanh chóng thiết lập một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đồng bộ, nhất quán và phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo nên một hành lang pháp lý ổn định phục vụ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh giao nhận hàng không.

Rõ ràng để có thế trở thành một Công ty hàng đầu trong ngành giao nhận Việt Nam nói chung và giao nhận hàng không nói riêng đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Mỗi bước đi, mỗi chiến lược phát triển đều cần phải được cân nhắc rất nhiều những yếu tố chủ quan và khách quan và sự đồng lòng nhất trí của đội ngũ nhân viên. Tuy nhiên sự ủng hộ từ bên ngoài đặc biệt là sự hỗ trợ từ phía Nhà nước sẽ tạo ra những động lực to lớn để Công ty có thể nắm bắt được vô vàn những cơ hội đang đặt ra trước mắt đồng thời cũng là để vượt qua những trở ngại, thách thức đang gây ra không ít những khó khăn trên bước đường phát triển của Công ty Korchina.

Đổi mới chính sách đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác giao nhận hàng không

Đây là chính sách hỗ trợ mang tính căn bản ở tầm vĩ mô. Nó không chỉ để phục vụ cho dịch vụ giao nhận hàng không mà còn có tác dụng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Để hoạt động giao nhận hàng không có hiệu quả thì phải đầu tư vào các yếu tố sau: Hệ thống cất/hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, kho hàng, thiết bị xếp dỡ ULD, các nút giao thông vệ tinh... Hiện tại, hệ thống sân bay và kho bãi phục vụ cho vận tải giao nhận của Việt Nam còn rất nghèo nàn. Các cụm cảng hàng không tập trung ở 3 miền Bắc - Trung - Nam trong đó chỉ có 3 sàn bay trung tâm là sân bay Nội Bài, sân bay Đà Nẵng và sân bay Tân Sơn Nhất là được trang bị cơ sở kỹ thuật tương đối hiện đại còn lại là các sân bay sử dụng chung cho cả mục đích quân sự và dân sự. Trong tương lai hệ thống cụm cảng hàng không - sân bay trung tâm và các sân bay vệ tinh sẽ được xây dựng để tạo thế liên hoàn, hỗ trợ lẫn nhau trong vòng bán kính từ 50Km trở lên.

Ngoài ra Nhà nước cũng cần đầu tư mở rộng tuyến đường sắt sao cho đạt tiêu chuẩn quốc tế, nâng cấp tu sửa hệ thống đường bộ, cầu cống... để cùng vận tải hàng không, người giao nhận có thể thực hiện vận tải đa phương thức một cách thuận tiện nhất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

3.3.2. Kiến nghị với các tổ chức giao nhận quốc tế

Các tổ chức quốc tế về vận tải hàng hóa hàng không và giao nhận hàng hóa hàng không như FIATA, IATA… ban hành các quy định liên quan tiến hành tinh giảm các quy trình, thủ tục cần thiết khi triển khai các hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu hàng không. Bên cạnh đó, nên khuyến khích sự phát triển của lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu hàng không bằng các hoạt động như thúc đẩy nghiên cứu với các tổ chức quốc tế lẫn nhau và doanh nghiệp giao nhận tiêu biểu. Đưa ra các biện pháp nhằm thống nhất các nghiệp vụ, chứng từ trên toàn thế giới; tránh các tình trạng xảy ra xung đột, hiểu lầm phát sinh trong quá trình trao đổi nghiệp vụ giao nhận trên toàn thế giới. Tích cực hoàn thiện các tiêu chuẩn liên quan đến các vấn đề thực tế khi triển khai hoạt động giao nhận hàng hóa. Cam kết là đại diện cho lợi ích của các thành viên khi tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới, các cơ quan của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác nhằm bảo vệ lợi ích của người giao nhận, người sử dụng dịch vụ giao nhận.

KẾT LUẬN

Chất lượng dịch vụ tạo ra mang ý nghĩa sống còn đối với Korchina Hà Nội nói riêng và ngành giao nhận vận tải nói chung. Korchina Hà Nội luôn nhận thức được điều này và không ngừng nỗ lực tăng cường công tác quản lý chất lượng, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình nhằm thu hút nhiều và nhiều hơn nữa các khách hàng tiềm năng cả ở trong và ngoài nước. Đặc biệt trong một thời đại kinh tế bùng nổ và phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh gay gắt như hiện nay, điều này lại được nâng tầm quan trọng hơn nữa. Việc phải đối mặt với ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh từ các nước có ngành logistics cụ thể là giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu lớn mạnh như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc… đã đặt ra không ít thử thách đối với công ty. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, nâng vị thế của công ty Korchina Hà Nội trên thị trường là điều tiên quyết để thực hiện hóa tham vọng dẫn đầu lĩnh vực giao nhận trước hết là tại Việt Nam của Korchina.

Với ý nghĩa này, Khóa luận tốt nghiệp đã hoàn thành đề tài nghiên cứu:

“Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không của Công ty TNHH Korchina Việt Nam (chi nhánh Hà Nội)”. Khóa luận đã cơ bản hệ thống hóa các khái niệm, tiêu chí, nội dung của vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa; làm rõ các vấn đề liên quan, nêu lên thực trạng công tác nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận tại Korchina, đánh giá được những điểm thuận lợi và khó khăn trong công tác này. Qua đó đưa ra 1 số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH giao nhận Korchina Hà Nội. Hy vọng rằng, các ý kiến, kiến nghị của bản thân tác giả sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận của công ty trong tương lai gần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Vũ Đình Chuẩn - Khoa Quản trị kinh doanh Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (2019), Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành Logistics Việt Nam.

Nguyễn Kim Định (1994), “Quản trị chất lượng và ISO 9000”, Đại học mở- bán công TP Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Thảo Nguyên (2018), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ Logistics ở Việt Nam.

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (2008), Tài liệu ISO 9001:2008

Quốc hội (2005), Luật Thương mại

Bộ Công Thương (2020), Báo cáo Logistics Việt Nam 2020, cắt giảm chi phí

Logistics

Nguyễn Đình Dương (2015), Chuyên đề tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm

hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH TNT Vietrans Express Worldwide”

Nguyễn Thị Thu Hương (2005), Khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng giao nhận

hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty Vinatrans”

Công ty TNHH Korchina Việt Nam (2020), Báo cáo thường niên

Ly Truong (2017), Thesis “Improving logistics service quality in

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH korchina việt nam (chi nhánh hà nội) (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w