5. Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp
2.2.2. Phân tích sự biến động tài sản
B ng 2.3: Phân tích s bi n đ ng tài s n c a Công ty TNHH Ng c Di p giaiả ự ế ộ ả ủ ọ ệ đo n 2018 – 2020ạ (ĐVT : 1.000 đồng) Nội dung Tiền mặt Phải thu ngắn hạn của khách hàng Trả trước cho người bán Phải thu ngắn hạn khác Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác Thuế GTGT được khấu trừ Tài sản dài hạn khác
Nguyên giá tài sản cố định
Giá trị hao mòn Tổng tài sản
(Nguồn báo cáo tài chính năm 2018,2019,2020 của Công ty TNHH Ngọc Diệp)
Việc dữ trữ tài sản bằng tiền có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Qua các năm khoản tiền và tương đương tiền tăng dần cả về giá trị tuyệt đối và tương đối.
Về tiền mặt, năm 2018 công ty có 526.000.000 đồng, đến năm 2019 thì thành 560.000.000 đồng, tăng nhẹ 34.000.000 đồng tương ứng 6,46%. Năm
2020 tiền mặt của công ty tăng mạnh lên 1.127.000.000 đồng tức 567.000.000 đồng tương đương với 101,25% so với năm 2019. Tuy qua các năm dự trữ vốn bằng tiền tăng dần nhưng vẫn chiếm tỷ trọng ở mức vừa phải trong tổng vốn lưu động. Việc này chứng tỏ công ty đã chú trọng đến chính sách dự trữ tiền, khả năng thanh toán các khoản nợ tạm thời để đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán cho doanh nghiệp.Việc dự trữ tiền phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu thực tế của doanh nghiệp.
Dựa vào bảng 2.3, ta thấy được tình hình biến động cũng như tỷ trọng của các khoản phải thu của công ty. Ta thấy được công ty không có khoản phải thu dài hạn. Qua các năm, các khoản phải thu ngắn hạn có sự biến động tăng đều. Năm 2018, các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng là 179.000.000.000 đồng, đến năm 2019 khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng lên 203.000.000.000 đồng, tăng so với năm 2018 là 24.000.000.000 đồng tương ứng 13,41%. Các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng đến năm 2020 thì tiếp tục tăng mạnh hơn lên so với năm 2019, năm 2020 là 263.000.000.000 đồng, tăng 60.000.000.000 đồng tương ứng 29,56%. Nguyên nhân là do khoản trả trước cho người bán năm 2020 không có.
Trong cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn trong 3 năm, tỷ trọng khoản phải thu khác chiếm số không nhỏ trong các khoản phải thu ngắn hạn. Cụ thể, năm 2018 các khoản phải thu ngắn hạn khác của công ty là 121.000.000 đồng, năm 2019 là 568.000.000 đồng tức tăng 447.000.000 đồng tương đương 369,42%. Đến năm 2020 khoản phải thu ngăn hạn khác là 514.000.000 đồng giảm nhẹ 54.000.000 đồng tương đương -9,51% so với năm 2019. Các khoản phải thu ngắn hạn khác bao gồm một số chi phí phát sinh ngoài hợp đồng đã ký kết với khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng như phí lưu kho, bến bãi khi nhập khẩu máy móc, thiết bị từ nước ngoài về,...Công ty đặt địa điểm tại nhà và tình hình dịch bệnh COVID-19 nên các khoản phải thu khác chủ yếu là phí lưu kho chờ trước khi khách hàng lấy hoặc hẹn lịch lấy.
Tỷ trọng và giá trị hàng tồn kho giảm dần qua các năm. Năm 2018, hàng tồn kho đạt 9.000.000.000 đồng, năm 2019 là 5.000.000.000 đồng, giảm 4.000.000.000 đồng tương ứng -44,4% giảm mạnh so với năm 2018. Đến năm 2020, giá trị hàng tồn kho của công ty là 3.100.000.000 đồng, tiếp tục giảm so với năm 2019 là 1.900.000.000 đồng tương ứng -33,8%. Giảm hàng tồn kho tức là giảm chi phí lưu kho và quản lý kho. Công ty thường lên dự toán hàng tồn kho từ đầu kỳ, liên tục kiểm tra chất lượng hàng hóa trong kho để đảm bảo chất lượng hàng hóa đến tay khách hàng là tốt nhất. Tuy nhiên việc đầu tư nhiều vào hàng tồn kho làm chậm vòng quay kinh doanh của doanh nghiệp, nếu để hàng hóa, xe vận tải lưu kho quá lâu sẽ tốn thêm các chi phí như chi phí quản lý, chi phí lưu trữ, chi phí thanh lý, chi phí bảo dưỡng xe hoặc chi phí cải tiến hàng đã lỗi thời. Cơ cấu hàng tồn kho của công ty bao gồm hàng tồn kho và dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Vì lý do vậy nên công ty trong 3 năm liên tục có mục dự phòng giảm giá hàng tồn kho để trách cho mình gặp phải các tổn thất trên.
Trong cơ cấu tài sản của công ty, tỷ trọng vốn cố định đầu tư vào tài sản cố định hữu hình luôn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể năm 2018 nguyên giá tài sản cố định của công ty là 60.000.000.000 đồng, năm 2019 này nguyên giá tài sản cố định hữu hình là 88.000.000.000 đồng tăng 28.000.000.000 đồng tương ứng 44,6% tăng mạnh so với năm 2018. Do năm 2019 công ty có thực hiện giao dịch mua bán xe ô tô để phục vụ cho lĩnh vực vận chuyển hàng hóa. Năm 2020 nguyên giá tài sản cố định hữu hình của công ty là 66.000.000.000 đồng giảm so năm 2019 là 22.000.000.000 đồng tương ứng -25%.
→ Qua việc phân tích cơ cấu tài sản của công ty, ta thấy phần lớn vốn của công ty tập trung chủ yếu vào các khoản nguyên giá tài sản cố định và phải trả cho người bán, phải trả ngắn hạn khác,… phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty là vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ. Và công ty luôn có biện pháp quản lý khoản phải thu ngắn hạn tốt hơn, giúp công ty giảm thiểu tối đa rủi ro thu hồi vốn. Công ty nên duy trì những biện pháp duy trì tỷ
trọng hàng tồn kho ở mức vừa phải, tránh để ứ đọng vốn và mất mát đối với hàng hóa trong kho, sử dụng hiệu quả nâng cao mức lợi nhuận.