Bối cảnh ngành vận tải hàng hóa bằng đường bộ ở Việt Nam hiện nay (

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn ngọc diệp (Trang 56 - 58)

5. Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp

3.1.1. Bối cảnh ngành vận tải hàng hóa bằng đường bộ ở Việt Nam hiện nay (

nay ( ngành hoạt động kinh doanh chính)

Ngành vận tải đường bộ tại Việt Nam hiện nay là hình thức vận chuyển phổ biến nhất. Nó đã và đang đóng góp không nhỏ trong việc luân chyển hàng hóa nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung. Đây là sự lựa chọn hàng đầu của những chủ hàng muốn chuyển hàng trong nội thành, liên tỉnh , bắc nam, với các nước có ranh giới đất liền giáp với Việt Nam. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ được cho là linh động nhất bởi vì nó có thể chuyển thẳng từ kho đến kho, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau và có thể đáp ứng được yêu cầu hàng hóa thị trường. Chính vì vậy nên cho dù đôi khi cước phí vận tải đường bộ có cao thì nó vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng.

Vận tải hàng hóa đường bộ có quan hệ mật thiết với chi phí logistics và phát thải khí nhà kính. Là phương thức vận chuyển hàng hóa chủ yếu ở Việt Nam, vận tải hàng hóa đường bộ chiếm tới 77% lưu lượng hàng hóa vận chuyển nội địa. Chi phí logistics tại Việt Nam chiếm khoảng 21% GDP, tỉ lệ khá cao so với thế giới. Thêm vào đó, ngành vận tải cũng gây ra tới 10% lượng phát thải khí nhà kính của cả nước. Do đó, để giảm chi phí logistics và phát thải khí nhà kính, Việt Nam cần hiểu rõ và củng cố khu vực vận tải hàng hóa đường bộ của mình.

Vận tải đường bộ đang đặc biệt được Nhà nước chú trọng bằng việc soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ để tạo điều kiện phát triển tốt nhất. Cụ thể là đã có 5 luật chuyên ngành, các nghị định, thông tư hướng dẫn và tổ chức thực hiện trong toàn ngành và chuyên

ngành. Tuy hành lang pháp lý khá đầy đủ và nhà nước cũng chú trọng vào việc chuẩn hóa các văn bản pháp luật. Nhưng việc triển khai thực hiện các văn bản quản lý vận tải chưa được sâu rộng, đồng bộ.

Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Nhờ vậy mà khối lượng khách hàng, hàng hóa xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, quá cảnh tăng lên cao. Chính điều này đã tạo điều kiện cho việc phát triển vận tải đường bộ và có thể trao đổi, chia sẻ thông tin với các nước trên thế giới. Nhưng chính vì ngành càng phát triển thì sự cạnh tranh càng khốc liệt bởi sự ra đời của nhiều doanh nghiệp vận tải. Cùng với đó các tác động trực tiếp như giá xăng dầu, đánh thuế, lượng phương tiện vận chuyển, các chính sách quản lý của cơ quan nhà nước,… tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp vận tải.

Bên cạnh những sự phát triển tích cực thì vẫn xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong thị trường vận tải hàng hóa đường bộ. Nguyên nhân do cơ sở hạ tầng còn yếu kém, phương tiện vận chuyển chưa được đồng bộ, chưa có sự liên kết với nhau. Tại các thành phố lớn thường xuyên xảy ra ùn tắn giao thông, ảnh hưởng đến thời gian giao hàng khiến doanh nghiệp tốn thêm chi phí, không làm chủ được thời gian. Tai nạn giao thông vẫn xảy ra nhiều do nhiều đơn vị kinh doanh chở hàng hóa quá tải. Nhiều vụ lấy cắp hàng,… đã xảy ra khiến các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa không khỏi băn khoăn lo lắng khi đưa ra lựa chọn dịch vụ vận tải hàng hóa.

Một trong những thách thức quan trọng là sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường phân mảnh quá mức dẫn đến làm giảm lợi nhuận biên và tính bền vững của ngành vận tải hàng hóa đường bộ. Số lượng xe tải trung bình của mỗi công ty vào khoảng năm xe, với sự phân mảnh cao nhất được quan sát thấy ở các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và đồng bằng Sông Hồng. Tỷ lệ trong tổng lượng phương tiện vận tải nghiêng hẳn về xe tải nhỏ (68% của tổng lượng phương tiện vận tải trên toàn quốc là xe dưới 5 tấn), cũng là nhân tố góp phần gây tắc đường. Khảo sát vận tải hàng hóa đường bộ quốc gia phản ánh nhu cầu đối với các chính sách nhằm thiết lập môi trường an toàn hơn cho

tài xế xe tải, nêu bật tầm quan trọng của an toàn đường bộ đối với việc hoạch định chính sách trong tương lai. Có thể thấy những quan ngại lớn khác bao gồm chi phí không chính thức (chiếm khoảng 10% tổng chi phí của doanh nghiệp vận tải hàng hóa đường bộ) và việc thiếu các sàn giao dịch vận tải để kết nối cung - cầu hiệu quả (tỷ lệ chạy xe không tải chiều về của một số đơn vị vận tải lên tới khoảng 50 - 70%).

Mặc dù Chính phủ dành tới 8% GDP vào kết cấu hạ tầng nhưng chỉ có 1,2% trong số đó là cho kết cấu hạ tầng đường bộ. Tỷ trọng này ở Việt Nam thấp hơn so với các quốc gia tương đương. Đồng thời thấy hai phương thức tiềm năng khác - vận tải ven biển và vận tải đường thủy nội địa để giảm nhẹ gánh nặng giao thông cho đường bộ. Các phương thức này hiện chiếm 5% và 17% lưu lượng hàng hóa nội địa (tính theo tấn). Với đường bờ biển dài 3.200 km và khoảng 19.000 km đường thủy nội địa, Việt Nam có tiềm năng tăng cường vận tải đa phương thức trong vận chuyển hàng hóa nội địa, qua đó giảm chi phí logistics và phát thải khí nhà kính.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn ngọc diệp (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w