5. Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp
2.3.3. Phân tích chỉ số sinh lời
Bảng 2.7. Phân tích các chỉ số sinh lời của Công ty TNHH Ngọc Diệp trong giai đoạn 3 năm 2018-2020.
Chỉ số ROA
Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản trung bình
ROE
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân
ROS
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
(Nguồn báo cáo tài chính năm 2018,2019,2020 của Công ty TNHH Ngọc Diệp)
Nhìn vào bảng 2.7 trên lần lượt ta thấy tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA); tỷ suất sinh lời trên vố chủ sở hữu(ROE) và tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS). Những chỉ số trên trong 3 năm 2018-2019 thay đổi liên tục qua các năm:
Đầu tiên ta thấy chỉ số ROA đo lường mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của công ty. Nó phản ánh được doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền lãi trên 1 đồng tài sản bỏ ra. Do vậy, ROA được các chuyên gia gọi là chỉ số biết nói của doanh nghiệp. Ở bảng trên ta không thấy có ROA của năm 2018 vì do không có tổng tài sản của năm 2017 nên không tính được tổng tài sản trung bình. Năm 2019 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là -5,25%, cho thấy công ty đã tạo ra -5,25 đồng trên 100 đồng tài sản bỏ ra. Và đến năm 2020 chỉ số này tiếp tục giảm xuống -7,55%, cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra - 7,55 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân chỉ tiêu này giảm mạnh trong giai đoạn 2018 – 2020 do doanh nghiệp đã chi trả lãi vay cho hoạt động tài chính dài hạn, tình hình kinh doanh không ổn định, các chi phí trong doanh nghiệp bị đẩy lên cao dẫn đến hoạt động kinh doanh không có hiệu quả như trước.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu được đánh giá không khả quan nhiều do lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2018-2020 nhưng vẫn tốt hơn tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản. Đây là một chỉ số đo lường khả năng sinh lời của một khoản đầu tư trên mỗi đầu vốn bỏ ra. Và chỉ số này cũng được hiểu là chỉ số đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của công ty. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 2019 là 0,00098% cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mang lại 0,00098 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2019 chỉ số này đã giảm xuống mức âm còn -0.037%, khi công ty bỏ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì nó không mang lại mà còn tạo ra -0,037 đồng lợi nhuận sau thuế. Và đến năm 2020, tỷ số này đã giảm sâu ở mức -6,26% nguyên nhân gây ra là do nợ phải trả của công ty đã tăng cao từ 192.723.000.000 đồng năm 2019 lên 236.920.000.000 đồng năm 2020. Tuy nhiên, ROE cực thấp thường do tài khoản vốn chủ sở hữu cao hơn lợi nhuận sau thuế, từ đó cho thấy rủi ro ít hơn.
Một doanh nghiệp muốn hoạt động bền vững thì đòi hỏi phải duy trì ổn định tỷ số ROS. Bởi chỉ số này tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Vì tỷ số ROS phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành nghề, nên các nhà quản trị cần theo dõi và so sánh ROS giữa các công ty cùng ngành nghề với nhau. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2018 đạt 6,46%, điều này cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra 6,46 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 2019 giảm là -2,15% cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì tạo thành -2,15 đồng lợi nhuận sau thuế. Và chỉ tiêu này tiếp tục giảm vào năm 2020, với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là -8,81% cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì không mang lợi mà còn thành -8,81 đồng lợi nhuận sau thuế, nguyên nhân này do chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và các chi phí khác tăng nên đã làm cho lợi nhuận tăng, giảm xuống thất thường. Đây được coi là mức lợi nhuận trên doanh thu khá thấp, doanh nghiệp chưa tối thiểu hóa các chi phí, vì thế hoạt động kinh doanh của công ty chưa mang lại hiệu quả cao so với các công ty cùng ngành nghề.