Phân tích các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn ngọc diệp (Trang 43 - 47)

5. Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp

2.3.Phân tích các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.3.1. Phân tích chỉ số thanh toán

Bảng 2.5. Phân tích các chỉ số thanh toán của Công ty TNHH Ngọc Diệp trong giai đoạn 3 năm 2018-2020

Chỉ số thanh toán hiện hành Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Chỉ số thanh toán nhanh

Tiền + khoản đầu tư tài chính ngắn hạn( không có) Chỉ số tiền mặt Tiền mặt + chứng khoán khả mại( không có) Chỉ số dòng tiền hoạt động Dòng tiền hoạt động Chỉ số vòng quay các khoản phải thu

Doanh thu thuần Các khoản phải thu trung bình

Chỉ số bình quân vòng quay khoản phải thu Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho trung bình Chỉ số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho

(Nguồn báo cáo tài chính năm 2018,2019,2020 của Công ty TNHH Ngọc Diệp)

Tổng quan nhìn vào bảng 2.5 ta thấy tất cả chỉ số qua các năm đều dương, mỗi chỉ số lại có sự thay đổi nhanh/ chậm hay tăng/ giảm khác nhau:

Đầu tiên là chỉ số thanh toán hiện hành. Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Từ năm 2018-2020 chỉ số thanh toán hiện hành từng năm lần lượt là 0,96; 0,99; 1,01. Có thể thấy chỉ số hiện hành của NGOC DIEP CO., LTD tăng qua các năm và không cao nhưng ít nhất chỉ số vẫn ở mức dương. Nên công ty dù không thực hiện được nghĩa vụ nhanh chóng nhưng vẫn có khả năng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho các bên. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.

Ta thấy ở bảng trên chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số tiền mặt, chỉ số dòng tiền hoạt động đều bằng nhau qua từ năm 2018-2020 lần lượt là 2,66; 2,59; 4,24. Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp. Thấy rằng năm 2019 có giảm so với năm 2018 nhưng không đáng kể do tiền tăng nhẹ. Đến năm 2020 tăng mạnh lên 4,24 cho thấy năm 2020 là năm công ty có chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số tiền mặt, chỉ số dòng tiền hoạt động là tốt nhất.

Tiếp đến là chỉ số vòng quay các khoản phải thu, chỉ số này càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Năm 2018 không có chỉ số do không có số liệu năm 2017 để tính. Năm 2019 chỉ số vòng quay các khoản phải thu cao đạt 1767,4 lần do doanh thu thuần cao gấp nhiều lần các khoản phải thu trung bình. Đến năm 2020 giảm

mạnh xuống còn 460 lần do doanh thu thuần giảm mạnh và các khoản phải thu trung bình tăng hơn so với năm 2019. Việc giảm này có thể do doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thu nợ từ khách hàng.

Chỉ số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu. Cũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, có điều chỉ số này cho chúng ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng. Năm 2018 không tính được số liệu của ngày bình quân vòng quay khoản phải thu vì không có số liệu của các khoản phải thu năm 2017. Sang năm 2019 do chỉ số vòng quay các khoản phải thu cao nên ngày bình quân vòng quay khoản phải thu chỉ là 0,21. Còn năm 2020 đạt 0,8 do số vòng quay ở năm đó đã giảm.

Đến chỉ số vòng quay hàng tồn kho. Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Năm 2018 không có chỉ số quay vòng hàng tồn kho. Đến năm 2019-2020 chỉ số này lần lượt là 80,26; 56,64 khá cao do giá vốn hàng bán cao và hàng tồn kho trung bình thấp. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Cuối cùng là chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho. Chỉ số này tương tự như vòng quay hàng tồn kho có điều chỉ số này quan tâm đến số ngày. Cũng như chỉ số vòng quay hàng tồn kho thì năm 2018 chỉ số bình quân vòng quay hàng tồn kho cũng không có. Năm 2019 chỉ số này là 4,55, đến năm 2020 chỉ số này tăng lên 6,4. Việc tăng chỉ số này cho thấy số hàng tồn

kho giảm dần có thể là do tình hình dịch bệnh nên việc vận chuyển hàng hóa khó khăn, nguồn hàng khan hiếm,… hoặc tình trạng hoạt động kinh doanh cũng còn chậm nên công ty không dự trữ quá nhiều mặt hàng trong kho.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn ngọc diệp (Trang 43 - 47)