5. Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp
2.2.3. Phân tích sự biến động của nguồn vốn
Bảng 2.4. Phân tích sự biến động nguồn vốn của Công ty TNHH Ngọc Diệp giai đoạn 2018-2020
(ĐVT :1.000 Đồng)
Nội dung
Phải trả người bán Người mua trả tiền trước
Thuế phải nộp Phải trả ngắn hạn khác
Vay và nợ thuê tài chính
Nợ dài hạn Vốn góp chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Tổng nguồn vốn
(Nguồn báo cáo tài chính năm 2018,2019,2020 của Công ty TNHH Ngọc Diệp)
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là việc phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào (vốn cố định và vốn lưu động) của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí tiết kiệm nhất. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn được sử dụng nhằm thu được lợi nhuận trong tương lai. Nói cách khác, mục đích của việc sử dụng vốn là thu
lợi nhuận, cho nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thường được đánh giá dựa trên so sánh tương đối giữa lợi nhuận và vốn bỏ ra hay hiệu quả sử dụng vốn.
Dựa vào bảng 2.4 trên ta thấy nợ phải trả chiếm phần lớn nguồn vốn của công ty. Nhưng phải trả người bán giảm mạnh và liên tục qua các năm. Năm 2018 nợ phải trả người bán là 94.500.000.000 đồng nhưng đến năm 2019 giảm chỉ còn 61.000.000.000 đồng tức 33.500.000.000 đồng tương đương với -35,5% so với năm 2018. Đến năm 2020 nợ phải trả người bán giảm mạnh hơn chỉ còn 16.800.000.000 đồng, giảm tận 44.200.000.000 đồng so với năm trước đó 2019 tương đương với -72,46%. Khoản phải trả người bán giảm có thể do công ty đã ít nhập các hàng hóa, máy móc, thiết bị mà tập trung vào việc đẩy bán các hàng còn tồn đọng trong kho.
Mặc dù ở trên ta thấy khoản nợ phải trả người bán giảm nhưng ngược lại đó các khoản nợ phải trả ngắn hạn khác lại tăng mạnh. Năm 2018 khoản phải trả ngắn hạn khác chỉ có 8.000.000.000 đồng nhưng đến năm 2019 thì tăng mạnh lên 103.000.000.000 đồng tức 95.000.000.000 đồng tương đương với tăng 1187,5% so với năm 2018. Do năm 2019 công ty có thực hiện giao dịch mua bán xe ô tô để phục vụ cho lĩnh vực vận chuyển hàng hóa. Dù năm 2020 khoản nợ phải trả ngắn hạn khác không có biến động mạnh như năm 2019 nhưng cũng tăng tới 178.700.000.000 đồng tức 75.700.000.000 đồng tương đương với 73,5% so với năm trước đó. Sự tăng liên tục này của khoản nợ phải trả ngắn hạn khác có thể là các khoản chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, và các chi phí khác. Hoặc các năm gần đây các hợp đồng vận tải hàng hóa nhiều hơn và giá trị của hàng hóa của khách cũng cao nên khi vận chuyển không tránh được tình trạng sai sót nên phí bồi thường cũng cao hơn.
Ở bảng 2.4 trên có thể thấy khoản người mua trả tiền trước có sự biến
động liên tục qua các năm không giống nhau. Năm 2018 khoản người mua trả tiền trước là 1.200.000.000 đồng sang năm 2019 còn 920.000.000 đồng tức giảm 100.000.000 dồng tương đương -23,3%. Đến năm 2020 khoản người mua phải trả tiền trước là 2.341.000.000 đồng tăng mạnh 1.421.000.000 đồng
tương đương 154,46% so với năm 2019. Khoản người mua trả tiền trước thay đổi liên tục có thể do giá trị của đơn hàng từng năm khác nhau. Việc trả tiền trước hay sau khi giao dịch là do thỏa thuận giữa bên công ty và khách hàng. Khoản trả trước ở nguồn vốn mà ít thì khoản phải thu ở tài sản sẽ cao hơn.
Trong giai đoạn 3 năm 2018-2020 chỉ có duy nhất năm 2018 là Công ty TNHH Ngọc Diệp do lợi nhuận trước thuế dương nên doanh nghiệp phải đóng thuế. Còn 2 năm 2019-2020 thì không do cả 2 năm lợi nhuận đều âm. Mặc dù vậy nhưng vốn góp chủ sở hữu trong 3 năm đều giữ nguyên ở mức 35.000.000.000 đồng.
Vốn góp chủ sở hữu trong 3 năm không thay đổi nhưng khoản vay và nợ thuê tài chính của Công ty lại thay đổi liên tục. Trong 3 năm thì năm 2018 khoản vay và nợ thuê tài chính cao nhất 89.000.000.000 đồng nhưng đến năm 2019 mức vay chỉ còn 51.000.000.000 đồng, giảm 38.000.000.000 đồng tương đương -42,7%. Năm 2020 khoản vay tài chính lại thay đổi lên 68.000.000.000 đồng tăng 17.000.000.000 đồng tương đương 33,3% so với năm 2019 nhưng vẫn không vượt mức năm 2018. Tình trạng thay đổi thất thường của khoản vay và nợ thuê tài chính chứng tỏ tài chính của công ty không ổn định. Mỗi năm công ty có một lượng khách hàng, hợp đồng vận tải khác nhau nhưng số lượng luôn vượt mức nguồn vốn đang có nên công ty phải đi vay tài chính để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.