5. Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp
3.1.2. Hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), Việt Nam hiện có khoảng 700.000 DNNVV, chiếm khoảng 97,5% tổng số DN đang hoạt động thực tế. Tuy nhiên, trong tổng số DNNVV của Việt Nam, số DN quy mô vừa chỉ chiếm 1,6%, còn lại là DN quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Tổng số vốn đăng ký của các DNNVV đạt xấp xỉ 121 tỷ USD, chiếm 30% tổng số vốn đăng ký của các DN. Hàng năm, các DNNVV đóng góp khoảng 40% GDP; 30% nộp ngân sách nhà nước, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu và tạo ra gần 60% việc làm...
Đối với nước ta hiện nay, các DN đều hình thành trên nền tảng ý thức pháp luật thấp. Hầu hết các DN mới đăng ký thành lập hoạt động rầm rộ nhất khi Luật DN năm 2005 được sửa đổi bổ sung. Trong một thời kỳ dài, khi chuyển đổi nền kinh tế thị trường, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách
văn bản pháp luật cho phù hợp với yêu cầu tạo hành lang pháp lý cho phù hợp với tiến trình hội nhập. Một trong những yêu cầu của pháp luật trong hỗ trợ DNNVV là cần phải minh bạch, công khai về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ. Đồng thời, để đảm bảo hiệu quả của việc hỗ trợ cần tổ chức tổng kết, đánh giá những mặt đã làm được, những vấn đề còn tồn tại, yếu kém.
Tại Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 7/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ, các giải pháp, chương trình hỗ trợ DNNVV trọng tâm đã được đề ra gồm: (i) Hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của DN; (ii) Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sự dụng vốn; (iii) Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới; (iv) Phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị; (v) Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai; (vi) Cung cấp thông tin hỗ trợ DNNVV và xúc tiến mở rộng thị trường; (vii) Xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển;
(viii) Quản lý thực hiện kế hoạch phát triển. Trong đó, các giải pháp được tập
trung thực hiện gồm thành lập Quỹ hỗ trợ, tổ chức thực hiện các Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020; thí điểm xây dựng vườn ươm DN; thí điểm xây dựng mô hình hỗ trợ toàn diện cho DNNVV trong một số lĩnh vực; thúc đẩy các liên kết kinh tế, cụm liên kết ngành.
Để tăng cường các giải pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của DN, ngày 17/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với DN, trong đó yêu cầu: Khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với DN; trường hợp kế hoạch thanh tra trùng lặp, chồng chéo với hoạt động kiểm toán nhà nước thì chủ động phối hợp, trao đổi với Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ để
thống nhất phương án xử lý theo quy định hiện hành, đảm bảo sự kế thừa kết quả thanh tra, kiểm toán, không làm cản trở hoạt động bình thường của DN, cần tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt theo tinh thần trên.
Để DN thực sự tiếp cận các chính sách, văn bản pháp luật, các cam kết quốc tế có hiệu quả thì cần phải thay đổi hình thức tổ chức xây dựng mạng lưới tư vấn pháp luật cho DN tại các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Theo đó, Bộ Tư pháp phấn đấu 80% số lượng DNNVV tiếp cận được hỗ trợ pháp lý từ mạng lưới tư pháp luật.
Bên cạnh đó, mạng lưới tư vấn pháp luật sẽ được duy trì với sự tham gia của các luật sư, luật gia, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật, cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho DN; Xây dựng giải pháp tổng thể về cơ chế, chính sách hỗ trợ, phương án tài chính nhằm hỗ trợ hiệu quả DNNVV tại các địa phương có đã thiết lập mạng lưới tư vấn pháp luật cho DN; Tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật đối với DN tại các địa phương đã thiết lập mạng lưới tư vấn pháp luật cho DN, góp phần thúc đẩy sản xuất, ổn định xã hội, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh tại Việt Nam.
Nhất là trong tình hình dịch bệnh căng thẳng như hiện nay hay ngay từ giai đoạn dịch bệnh chưa ảnh hưởng nặng nề như hiện nay, Thủ tướng đã có Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 như:
Hỗ trợ vốn:
Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp
dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250 nghìn tỷ đồng).
Hỗ trợ về thuế:
Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế bị thiệt hại bởi dịch bệnh Covid-19 gây ra, góp phần giúp cho người nộp thuế ổn định sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn; Tổng cục Thuế đã có Công văn 897/TCT- QLN ngày 03/3/2020 về gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Tạm dừng đóng Bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí và tử tuất: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn 1511/LĐTBXH- BHXH hướng dẫn việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.
Lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn:
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành Công văn 245/TLĐ ngày 18/3/2020 về việc lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng: Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Được vay tiền để trả lương ngừng việc cho người lao động: Các doanh nghiệp có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động 2012 trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được vay
không có tài sản bảo đảm tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.
Giảm 10% giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất và kinh doanh:
Đối với giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất và kinh doanh: Giảm 10% giá bán lẻ điện quy định tại Quyết định 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 ở các khung giá giờ cao điểm, giờ bình thường và giờ thấp điểm. Khách hàng là các cơ sở lưu trú du lịch: Giảm giá điện từ mức giá bán lẻ điện áp dụng cho kinh doanh xuống bằng mức giá bán lẻ điện áp dụng cho các ngành sản xuất sau khi giảm giá.