Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế trên khắp thế giới. Các quốc gia, các vùng và các tổ chức khác nhau trên thế giới đang thúc đẩy
việc tăng cường hợp tác trong mọi vấn đề, đặc biệt là đối với các nước đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây là quá trình rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ . Biểu hiện của toàn cầu hóa là sự gia tăng giao thoa giữa các nước và các quốc gia trên phương diện văn hóa, thương mại, tài chính, lao động,… Hiển nhiên, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của dịch vụ bưu chính chuyển phát.
Về tích cực: Toàn cầu hóa là sự rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ ở tất cả các lĩnh vực, trong đó có ngành dịch vụ bưu chính chuyển phát. Sự tăng giao lưu về văn hóa xã hội giữa các quốc gia, gia tăng nhu cầu vận chuyển các thư từ, sách báo, tài liệu,… qua biên giới. Ngoài ra, các hoạt động thương mại tăng và lan rộng mạng lưới logistics toàn cầu trên thế giới. Công suất giao dịch lớn hơn, số lần chở nhiều hơn – khối lượng hàng lớn hơn – nhu cầu chuyển phát tài liệu (hợp đồng, vận đơn, chứng từ,…) nhiều hơn để phục vụ cho hoạt động thương mại quốc tế. Toàn cầu hóa và thương mại điện tử phát triển, gia tăng lượng hàng chuyển phát giữa các quốc gia đối với những đơn hàng lẻ. Sự dịch chuyển dòng vốn và công nghệ, xuất hiện nhiều hơn các doanh nghiệp đa quốc gia, hay doanh nghiệp có vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát, thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ bưu chính chuyển phát nội địa, hấp thụ sự chuyển giao về công nghệ và nghiệp vụ.
Về tiêu cực: Sự dịch chuyển dòng vốn làm tăng lượng doanh nghiệp đa quốc gia và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm tăng tính khốc liệt trên thị trường. Các doanh nghiệp đa quốc gia và doanh nghiệp có vốn nước ngoài có tiềm lực nguồn vốn, công nghệ, trình độ cao hơn các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy mà những doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước có thể bị lép vế ngay chính sân nhà.
Các liên minh giữa các tổ chức quản lý bưu chính được thiết lập và phối hợp với nhau trong mọi hoạt động. Các quốc gia trên thế giới đang cố gắng thống nhất giá cước chung. Bưu chính là một ngành thuộc kết cấu hạ tầng của quốc gia nên lĩnh vực bưu chính ở các quốc gia đều được Nhà nước bảo hộ. Vì vậy việc tiến hành tư nhân hóa muộn hơn so với các ngành khác trong nền kinh tế.
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH
CHUYỂN PHÁT CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA 2.1. Tổng quan về Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel
2.1.1. Giới thiệu về Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel
Tên giao dịch: TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL Tên viết tắt: VIETTEL POST
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 010409672
Trụ sở chính: Số 1 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Văn phòng: Tòa nhà N1 Viettel, km2 Đại lộ Thăng Long, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: (84-24)-62660306 Fax: (84-24)-62873800
Website: www.viettelpost.com.vn
Vốn điều lệ: 413.756.490.000 đồng Đại diện pháp luật: Trần Trung Hưng
Ngày cấp phép kinh doanh: lần thứ 15, ngày 20 tháng 09 năm 2018
Cơ cấu tổ chức của ViettelPost có 05 công ty thành viên (Công ty TNHH 1TV Bưu chính Viettel Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty TNHH 1TV Bưu chính Viettel Thành phố Hà Nội, Công ty TNHH 1TV Bưu chính Liên tỉnh, Công ty TNHH MTV MyGo Cambodia và Công ty TNHH MyGo Myanmar) và 61 chi nhánh trên toàn quốc với hơn 3000 cán bộ công nhân viên.
2.1.2. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển
Ngày 13 tháng 04 năm 2012, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel, mã số doanh nghiệp 0104093672. Với việc cấp phép này ViettelPost chính thức là Tổng Công ty đầu tiên trong mô hình Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel).
ViettelPost là công ty thành viên trực thuộc Tập Đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội, được thành lập ngày 01/07/1997, tiền thân là Trung tâm Phát hành báo chí, với nhiệm vụ ban đầu là phục vụ các cơ quan quân đội trong Bộ Quốc phòng. Năm 2006, ViettelPost chuyển đổi từ mô hình hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập thành Công ty TNHH MTV Bưu chính Viettel. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng của
ViettelPost đạt cao gấp 73 lần so với năm 2000, đảm bảo đời sống cho hơn 1.000 lao động.
Năm 2009, ViettelPost chính thức hoạt động với tư cách Công ty Cổ phần sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) mặc dù tình hình thị trường chứng khoán thăng trầm. Qua 3 năm thực hiện cổ phần lợi nhuận hàng năm đều đạt từ 30-33% trên vốn chủ sở hữu. Với chiến lược “Mạng lưới đi trước, kinh doanh đi sau”, mạng lưới phục vụ của ViettelPost đã có đến 98% các huyện (trừ huyện đảo), 85% các xã trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Năm 2009 ViettelPost đã mở rộng mạng lưới kinh doanh dịch vụ sang thị trường Cambodia và trở thành doanh nghiệp bưu chính đầu tiên của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Tháng 09/2009, Công ty cổ phần Bưu chính Viettel chính thức khai trương dịch vụ chuyển phát nhanh 5 tỉnh tại Cambodia.
Bước sang năm 2011, mạng lưới bưu chính của ViettelPost đã có mặt 23/23 tỉnh thành của Cambodia và chính thức được Bộ giao thông vận tải của hai nước cấp phép kinh doanh dịch vụ vận tải liên vận Quốc tế giữa Việt Nam – Cambodia. Cùng năm, Viettel được trao tặng giải thưởng VICTA của Bộ Thông tin và Truyền thông về doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin tốt nhất. Năm 2012 ViettelPost chuyển đổi mô hình hoạt động từ Công ty lên thành Tổng Công ty. Mạng lưới toàn quốc đã mở rộng đến 92% quận huyện, 46% phường xã. Đặc biệt, ViettelPost là doanh nghiệp Bưu chính chuyển phát đầu tiên tại Việt Nam đón nhận Huân chương lao động hạng ba do Nhà nước trao tặng. Năm 2014, ViettelPost vinh dự là doanh nghiệp chuyển phát duy nhất nhận được giải thưởng “Thương hiệu Quốc Gia”. Năm 2015, hệ thống mạng lưới ViettelPost đã mở rộng đến 100% thôn xã (bao gồm xã đảo) trên toàn quốc. Năm 2016, doanh thu ViettelPost đạt hơn 3.400 tỷ đồng. ViettelPost được vinh danh Thương hiệu quốc gia lần thứ hai. Năm 2017, Tổng Công ty CP Bưu chính đón nhận Huân chương lao động hạng nhì do Nhà nước trao tặng. Lọt top doanh nghiệp 5000 tỷ đồng.
Vào ngày 01/07/2018, ViettelPost đã ra mắt ứng dụng giao hàng Viettel Post tích hợp nhiều công nghệ đột phá đánh dấu bước chuyển mình của một doanh nghiệp truyền thống trong cuộc CMCN 4.0. Vinh danh giải thưởng Sao Vàng Đất Việt và Thương hiệu Quốc gia 2018. Tháng 07/2019, ViettelPost đồng thời ra mắt 2 sản phẩm: Ứng dụng gọi xe và giao hàng trực tuyến MyGo và sàn Thương mại điện tử Vỏ Sò. Đây là 2 sản phẩm chiến lược nằm trong hệ sinh thái của ViettelPost nói riêng và Tập đoàn Viettel nói chung.
Đến hết 2020, Viettel Post đang sở hữu 86 chi nhánh, 13 phòng ban chức năng, 2 trung tâm, 5 công ty thành viên (Công ty TNHH MTV Logistics Viettel, Công ty
TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Bưu chính Viettel, Công ty TNHH MTV Công nghệ Bưu chính Viettel, Công ty TNHH MTV MyGo Cambodia, Công ty TNHH MyGo Myanmar), 1.825 bưu cục, hub, cửa hàng, 6.000 đại lý thu gom, 26.000 CBNV chuyên nghiệp.
2.1.3. Chức năng và lĩnh vực hoạt động
Chức năng:
- Kinh doanh dịch vụ chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện và hàng hóa. - Đại lý kinh doanh dịch vụ phát hành báo
- Trực tiếp tổ chức triển khai, phát triển kinh doanh dịch vụ bưu chính và các dịch vụ gia tăng trên mạng bưu chính trên toàn quốc.
Nhiệm vụ:
Ban đầu, nhiệm vụ của ViettelPost là khai thác các nguồn báo chí trong nước và ngoài nước từ khâu nhận đặt mua, tổng hợp nhu cầu, phân phối, cung cấp cho các bưu cục phát báo đến tay người đọc nhanh chóng, chính xác. Ngoài ra công ty còn tổ chức nhập khẩu báo chí, cung cấp các loại báo chí xuất bản trong nước và các loại báo chí nước ngoài được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Hàng năm, Tổng Công ty phát hành mục lục báo chí xuất bản trong nước để nhằm cung cấp các thông tin cho các bưu cục và bạn đọc để thuận tiện cho việc đặt mua báo chí. Chuyển phát các bưu phẩm, bưu kiện trong thời gian ngắn nhất với chi phí hợp lý.
Nhiệm vụ tiếp theo của ViettelPost là triển khai dịch vụ bưu chính nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội đồng thời đánh dấu bước thay đổi mới trên thị trường doanh dịch vụ bưu chính còn đang bỏ trống và phá vỡ sự độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh này tại Việt Nam. Nhanh chóng trở thành đơn vị đứng thứ 2 trên thị trường sau Bưu điện Việt Nam (VNPT) về việc cung cấp dịch vụ bưu chính tại Việt Nam. Đặc
điểm kinh doanh dịch vụ bưu chính của công ty không được phép kinh doanh tem thư nên ViettelPost đã hợp tác với VNPT để làm đại lý cho VNPT và làm đại lý cho một số nhãn hàng chuyển phát quốc tế như Công ty chuyển phát quốc tế DHL, TNT, FedEx nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên mạng bưu chính. Ngoài ra ViettelPost còn hai công ty hoạt động tại thị trường Cambodia và Myanmar.
Lĩnh vực hoạt động:
- Kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh bưu phẩm, bưu kiện hàng hóa. - Kinh doanh thương mại trên mạng bưu chính, thương mại điện tử.
- Kinh doanh dịch vụ viễn thông: các thiết bị viễn thông đầu cuối; các loại thẻ viễn thông, điện thoại, Internet card;
- Cho thuê văn phòng;
- Cung cấp dịch vụ quảng cáo trên bao bì chuyển phát nhanh của Công ty; 21
- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác;
- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ vào xe có động cơ khác; - Đại lý bảo hiểm;
- Dịch vụ vận tải liên vận quốc tế bằng đường bộ, đường thủy; - Đại lý kinh doanh thẻ các loại;
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh; - Sản xuất các sản phẩm từ giấy và bìa;
- In ấn, các dịch vụ liên quan đến in;
- Dịch vụ logistics bao gồm: dịch vụ bốc xếp hàng hóa, dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, dịch vụ đại lý hải quan, lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa, tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi Logistics; hoạt động xử lý hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê container và các dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải) ( thực hiện theo pháp luật chuyên ngành về logistics);
- Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa (thực hiện theo pháp luật chuyên ngành về thương mại xuất nhập khẩu);
- Vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dùng và không chuyên dùng theo hợp đồng;
- Vận tải hành khách bằng taxi, bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh;
- Dịch vụ hỗ trợ cho vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, ven biển và viễn dương;
- Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại; - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi thương mại;
- Bán lẻ máy tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm trong các cửa hàng chuyên doanh;
- Bán lẻ thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh;
- Bán buôn, bán lẻ sách báo tạp chí, văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên
doanh;
- Bán lẻ băng đĩa âm thanh, hình ảnh (kể cả băng, đĩa trắng) trong các cửa hàng chuyên doanh;
- Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet;
2.1.4. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel (2021)
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
SBU Chuyển phát - P. Thiết kế SP - P. Sales - P. Vận hành - P. CNTT - P. CSKH -P. Chuyển phát quốc tế SBU VT & CNTT - P. ĐB - P. CH - P. KHDN - P. PT Đối tác - P. Nghiệp vụ - Các phòng hỗ trợ SBU Fulfillment - P. Thiết kế SP - P. CNTT - P. Bán hàng - P. Vận hành Công ty Logistics - P. Freight FW - P. Vận hành - P. Vận tải - P. CNTT - P. Tài chính tổng hợp Công ty TMĐT -P. Thiết kế SP và PT nhà cung cấp - P. CNTT - P. Bán hàng - P. Vận hành - P. Tài chính tổng hợp Công ty Công nghệ - P. Công nghệ - P. Bán hàng - P. Tài chính tổng hợp Công ty Cambodia Công ty Myanmar
Đại hội đồng cổ đông
- Thông qua định hướng phát triển của công ty
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên - Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty Ban kiểm soát
- Kiểm tra, đánh giá các thông tin kinh tế, tài chính và phi tài chính đã và đang cũng như sẽ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Xác nhận và báo cáo về chất lượng và độ tin cậy của thông tin quản trị, thông tin tài chính do các cá nhân, phòng ban, bộ phận và Ban điều hành doanh nghiệp. Báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hay chủ doanh nghiệp.
- Kiến nghị giải pháp quản lý rủi ro tiềm tàng vốn có và có thể xảy ra trong tương lai đối với hoạt động của doanh nghiệp.
- Xác nhận việc tuân thủ pháp luật, tuân thủ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và chủ doanh nghiệp mà Ban điều hành doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình điều hành hoạt động.
- Kiến nghị giải pháp để kịp thời ngăn chặn các sai phạm đã và đang xảy ra hoặc có thể sẽ xảy ra bất cứ khi nào ở hiện tại và tương lai.
- Giám sát thực hiện các giải pháp để chỉnh sửa, khắc phục sai phạm, rủi ro trong mỗi bộ phận, phòng ban và toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Hội đồng quản trị
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty;
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
- Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc giá trị khác. Quy