Giải pháp đề xuất để thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính

Một phần của tài liệu Dịch vụ bưu chính chuyển phát của tổng công ty cổ phần bưu chính viettel trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 138 - 158)

chuyển phát đối với Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel trong bối cảnh toàn cầu hóa

Sự phát triển nhanh của xã hội, công nghệ đang đặt ra nhiều thách thức cho dịch vụ bưu chính chuyển phát của Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel. Bên cạnh đó, cạnh tranh vô cùng khốc liệt với các đối thủ trong nước và quốc tế, các quy định về dịch vụ bưu chính cũng không chặt chẽ như các ngành khác cũng tác động đến sự phát triển của ngành dịch vụ bưu chính chuyển phát nói chung và ViettelPost nói riêng. Ở thị trường chất lượng cao, ViettelPost không cạnh tranh được với DHL, UPS,… nhất là về dịch vụ quốc tế, vì đây là những doanh nghiệp khổng lồ. Ở thị phần dưới, cạnh tranh cũng diễn ra rất khốc liệt khi số lượng những doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng. Các doanh nghiệp nhỏ hay công ty gia đình cũng có thể tham gia

vào thị trường bưu chính chuyển phát. Ngoài ra còn có đội ngũ xe vận tải chở khách và đội ngũ xe ôm sẵn sàng vận chuyển hàng hóa với thời gian linh hoạt, giá rẻ và nhanh chóng.

Thứ nhất: Nâng cao năng suất lao động, tối ưu hóa chi phí để giảm giá cước.

ViettelPost cần đồng bộ hóa và đầu tư nguồn vốn nâng cao hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất ngày càng hiện đại hơn nữa. Nhất là về mặt công nghệ, bao gồm công nghệ thông tin và cả công nghệ máy móc hiện đại. Từ đó có thể tăng năng suất lao động, giảm các hoạt động sử dụng lao động sức người và nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí, thời gian. Ngoài ra cần đầu tư thêm về cơ sở hạ tầng và mở rộng quy mô kinh doanh (phương tiện vận chuyển, kho bãi,…) để giảm thiểu chi phí.

Thứ hai: Nâng cao năng lực cạnh tranh

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, thì ViettelPost phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt thì nâng cao chất lượng dịch vụ là điều cần thiết. ViettelPost cần triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ như: Áp dụng công nghệ thông tin toàn bộ vào các khâu dịch vụ bưu chính; Trang bị hệ thống camera để giám sát quá trình khai thác vận chuyển cũng như thái độ ứng xử, giao tiếp của nhân viên đối với khách hàng. ViettelPost nên đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin trong quá trình khai thác dịch vụ làm nâng cao chất lượng quản lý, tăng năng suất lao động, chất lượng dịch vụ và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

ViettelPost cần đẩy mạnh hợp tác và phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử để chiếm lĩnh nhiều hơn thị phần chuyển phát thương mại điện tử. Ngoài dịch vụ chuyển phát, ViettelPost nên kết hợp chặt chẽ với các dịch vụ có sẵn của doanh nghiệp, ví dụ như dịch vụ xử lý đơn hàng (fulfillment), lưu kho bảo quản,… để cung cấp nhiều hơn các gói dịch vụ tích hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng là các doanh nghiệp tổ chức kinh doanh thương mại điện tử.

Thứ ba: Mở rộng quy mô doanh nghiệp, tiến tới thị trường quốc tế.

Để mở rộng quy mô kinh doanh và thị trường thị biện pháp tăng quy mô vốn là cần thiết. Để nâng cao năng lực tài chính thì ViettelPost cần phải xây dựng một chiến lược thông minh với nhiều kênh huy động vốn đảm bảo như từ nội bộ (như cổ đông, các quỹ tài chính của doanh nghiệp,…) và từ bên ngoài (như tín dụng thương mại, ngân hàng, khách hàng ứng trước, tín dụng thu mua tài sản,…). Nguồn vốn sẽ dùng để đổi mới hệ thống công nghệ - thông tin, xây dựng cơ sở hạ tầng, từ đó nâng cao nguồn lực của doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ và tăng năng lực cạnh tranh. Việc bày cần có kế hoạch sử dụng vốn có hiệu quả và tiết kiệm để giảm nhu cầu vốn, chi phí sử dụng vốn, … Định hướng tới mục tiêu phát triển bền vững thông qua Logistics

xanh, đồng thời tăng cường sử dụng các năng lượng tái tạo và nguyên liệu thân thiện với môi trường. Cụ thể bằng cách là sử dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, hiện đại để giảm thiểu thời gian giao hàng và các tác động tiêu cực đối với môi trường. Đây là xu hướng của ngành logistics trong những năm gần đây, và cũng là xu hướng của thế giới ưu tiên tiêu dùng các sản phẩm “xanh” của người tiêu dùng để bảo vệ môi trường.

Ngoài quy mô vốn, quy mô lao động cũng là yếu tố quan trọng để phát triển dịch vụ bưu chính chuyển phát quốc tế. ViettlPost cần phải nâng cao năng lực hội nhập của mình. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển, dân số đông đảo hứa hẹn một lượng cầu lớn trong lĩnh vực bưu chính trong tương lai. ViettelPost nên nắm bắt lợi thế này để nhanh chóng làm chủ thị trường trong nước, từng bước mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, cần tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm và dịch vụ bưu chính với hàm lượng sáng tạo ngày càng cao. ViettlPost chủ lực về bưu chính, đảm bảo có kế hoạch, lộ trình tăng cường năng lực cạnh tranh nhằm kích cầu bưu chính. Ngoài ra, muốn nâng cao nâng cao năng lực hội nhập, ViettlPost cần phối hợp, liên kết mạnh mẽ với các bên hỗ trợ và liên quan từ khâu cung cấp máy móc, thiết bị, hỗ trợ mảng công nghệ thông tin hay chuỗi cung ứng logistics để cùng khai thác hết lợi thế của các bên. Cuối cùng là tiếp cận các tiêu chuẩn, các thông lệ của thế giới thì người đứng đầu doanh nghiệp và cả nhân viên cần thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, chú trọng phát triển những kiến thức, kỹ năng chủ yếu, như: năng lực về ngoại ngữ; kiến thức cơ bản về văn hoá, xã hội, lịch sử trong kinh doanh quốc tế; giao tiếp quốc tế; thông lệ và luật pháp quốc tế trong lĩnh vực bưu chính để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận nền kinh tế hội nhập. Đồng thời, mở rộng mối quan hệ và tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước, tạo sự liên kết chặt chẽ để cùng xây dựng và mở rộng các dịch vụ bưu chính chuyển phát chất lượng trên thị trường Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Thứ tư: Nâng cao chất lượng nhân sự

ViettelPost cần tiếp tục nâng cao chất lượng nhân sự, lấy đội ngũ nhân viên làm giá trị cốt lõi của Công ty, chú trọng xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Bởi vì bưu chính là một ngành đặc thù, không thể dựa vào các chuyên ngành đào tạo của xã hội mà công ty phải có trung tâm đào tạo riêng, tiến hành đào tạo trong khoảng thời gian ngắn hạn, đồng thời đào tạo lại để đảm bảo tính gắn kết với thực tiễn công việc. Do đó công ty phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng bán sát vào thực tế, đào tạo đón đầu phù hợp với nhu cầu của nhân lực tương lai. Lựa chọn các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có chuyên ngành phù hợp gần với công tác để phối hợp mở

thêm lớp đào tạo, bồi dưỡng. Tăng cường đầu tư vào công nghệ thông tin, nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công việc. Đẩy mạnh hình thức đào tạo bằng ngoại ngữ, thích ứng với quá trình hội nhập quốc tế. Đồng thời hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật, đổi mới giáo trình, cập nhật kiến thức. Xác định quy hoạch phát triển nhân lực sẽ đảm bảo có chương trình đào tạo chuyên ngành cấp đại học.

Đối với đội ngũ quản lý của công ty, thường xuyên tổ chức đào tạo về kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ quản lý tại các doanh nghiệp. Cán bộ quản lý chức năng được tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu về kỹ năng, nghiệp vụ tài chính, kế hoạch, đầu tư, tổ chức công việc,… Còn đối với đội ngũ lao động trực tiếp, công tác đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu tập trung vào trang bị kỹ năng, kiến thức về tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, những người đi trước trong công ty, là những người có nhiều kiến thức, giàu kinh nghiệm làm việc trong ngành, sẽ đúc rút ra những bài học, tài liệu để hướng dẫn nghiệp vụ cho các lớp nhân viên kế cận, là những người đi sau. Tăng cường đào tạo, huấn luyện đội ngũ nhân viên để nâng cao nghiệp vụ cũng như thái độ ứng xử với khách hàng, thực hiện tốt việc chăm sóc khách hàng, phân loại khách hàng theo từng đối tượng: khách hàng lớn, khách hàng trung thành, khách hàng đặc biệt, khách hàng tiềm năng,...

Thứ năm: Nâng cao năng lực quản lý

Để nâng cao năng lực quản lý, người quản lý phải thường xuyên cập nhật kiến thức, những kỹ năng cần thiết như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý sự thay đổi trong môi trường cạnh tranh , kỹ năng giao tiếp,… để có khả năng quản lý Các doanh nghiệp luôn luôn theo dõi, phân tích, đánh giá và sửa đổi trong từng giá trình hoạt động và lên chiến lược cho doanh nghiệp. Người lãnh đạo phải kết hợp với các tố chất như sự nhạy bén, quan sát, tầm nhìn sâu rộng. Áp dụng linh hoạt các mô hình quản lý hiện tại. Ngoài ra, nên đẩy mạnh công nghệ kỹ thuật vào sâu hơn trong suốt quá trình quản lý, nhằm nâng cao năng suất, khả năng kiểm soát chặt chẽ với sự chính xác cao. Tránh sự rủi ro, sai sót, và tăng hiệu quả kinh doanh của ViettelPost.

KẾT LUẬN

Việt Nam ngày một đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, muốn cho kinh tế Việt Nam thực sự phát triển xứng tầm với những tiềm năng vốn có của một quốc gia trẻ năng động trên trường quốc tế, thì cần quan tâm chú trọng hơn nữa để đẩy mạnh hiệu quy hoạt động của ngành logistics nói chung và đặc biệt là dịch vụ bưu chính chuyển phát nói riêng. Trong giai đoạn từ 2017-2020, Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel và dịch vụ chuyển phát quốc tế của doanh nghiệp này đã đạt được các kết quả rất ấn tượng, doanh thu liên tục tăng qua các năm. Sự phát triển của ViettelPost đã đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế đất nước và cả đời sống xã hội.

Qua phần trình bày ở trên, có thể thấy tình hình hoạt động Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel cũng như tình hình của dịch vụ bưu chính chuyển phát tại ViettelPost trong bối cảnh toàn cầu hóa chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, các yếu tố chủ quan và bên khách quan. Từ phân tích số liệu tình hình kinh doanh dịch vụ bưu chính chuyển phát của ViettelPost và so sánh với các đối thủ cạnh tranh, cho thấy còn một số hạn chế trong công tác quản lý cũng như trong quá trình kinh doanh và phát triển. Ví dụ như nguồn nhân lực, năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và năng suất lao động, cũng như là chất lượng dịch vụ. Trước những cơ hội và thách thức đã đặt ra từ thị trường cạnh tranh trong và ngoài nước, việc phát triển dịch vụ bưu chính chuyển phát của ViettelPost là một yêu cầu tất yếu và cần thiết, nhằm tạo dựng uy tín, hình ảnh, khẳng định vị trí của ViettelPost tại Việt Nam và trong khu vực. Điều này đòi hỏi việc phát triển ngành dịch vụ này cần phải có sự nỗ lực không ngừng của cả Tổng Công ty, từ các ban quản lý Giám đốc cũng như các nhân viên tại các bưu cục. Cũng như là phải tập trung tất cả các tiềm lực của ViettelPost, phát triển những điểm mạnh và tình ra những giải pháp kịp thời có tính khả thi cao để hạn chế những điểm yếu và những rủi ro cạnh tranh có thể xảy ra trong tương lai nhất là khi các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực lớn mạnh ngày càng đầu tư nhiều hơn vào dịch vụ bưu chính chuyển phát tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Các văn bản hành chính Nhà nước:

1. Bộ Bưu chính Viễn thông (2007), Thông tư 01/2007/TT-BBCVT ngày

03/01/2007 Hướng dẫn một số nội dung về dịch vụ bưu chính do Bưu chính Việt Nam cung ứng do Bộ Bưu chính viễn thông ban hành, Hà Nội.

2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật Bưu

chính số 49/2010/QH12, Hà Nội.

3. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Thương mại năm

2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Quyết định

175/QĐ-

TTg ngày 27/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.

5. Vụ Chính sách Thương mại Đa biên Bộ Thương mại (2006), Cam kết

về thương mại dịch vụ lĩnh vực bưu chính, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính – Bộ Công thương – Bộ Công an – Bộ Quốc phòng (2015),

Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP Quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường, Hà Nội.

Sách tiếng Việt:

1. Bùi Thị Quyên (2020), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp bưu chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ

Kinh tế, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Đoàn Thị Hồng Vân (2010), Logistics những vấn đề cơ bản, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

3. Hoàng Văn Thế (2015), Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ bưu

chính chuyển phát của Bưu điện tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế,

Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. KBSV_VTP_Baocaolandau (2020), Viettel Post (VTP) Triển vọng

tăng trưởng trong dài hạn, KB Securities Vietnam.

5. Nguyễn Quang Huy (2020), Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của

tổng công ty bưu điện Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà

Nội.

6. Nguyễn Thị Hằng Vân (2010), Những nhân tố tác động đến

hoạt

7. Nguyễn Văn Dân (2001), Những vấn đề của toàn cầu hóa kinh tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

Sách Tiếng Anh:

1. Donald J. Bowersox, David J. Closs, M. Bixby Cooper, Supply chain

logistics management, McGraw-Hill, 2002.

2. Douglas M. Lambert, James R. Stock, Lisa M.Ellram, Fundamentals

of Logistics management, McGraw-Hill, 1998.

3. John J. Coyle, C.John Langley Jr., Brian J.Gibson, Robert A.Novack, Edward J.Bardi, Supply chain management: A logistics perspective, SouthWestern Cengage Learning, 2008.

4. Skjött –Larsen T, Schary P, Mikkola J, Kotzab H (2007), Managing

the global supply chain, Liber. Tạp chí:

1. Tăng Văn Tuấn (2018), Thị trường bưu chính Việt Nam – Cơ hội và thách thức, Tạp chí Thông tin và truyền thông, (552), tr. 2-4.

2. Nguyễn Vũ Hồng Thanh (2017), “Bưu chính - mở cửa thị trường, đổi mới toàn diện, hội nhập thế giới”, Tạp chí Thông tin và truyền thông, số 547.

Trang web:

1. Bộ Thông tin và Truyền thông (2019), Danh sách các doanh nghiệp bưu chính được cấp phép hoạt động bưu chính, Bộ Thông tin và truyền thông,

http://www.mic.gov.vn/solieubaocao/Pages/TinTuc/132368/Danh-sach-cacdoanh- nghiep-da-duoc-cap-phep--xac-nhan-thong-bao-hoat-dong-buuchinh.html,

[26/5/2019]

2. Boxme, So sánh chính sách dịch vụ các hãng vận chuyển nội địa trên hệ thống Boxme, Boxme Blog, https://blog.boxme.asia/vi/so-sanh-dich-vu-cua-cac- hang-van-chuyen-boxme/.

3. Thảo Trần (2018), Đánh giá review 9 đơn vị vận chuyển lớn nhất Việt

Nam”, Trang web của doanh nghiệp, Atpsoftware, https://atpsoftware.vn/danh- giareview-9-don-vi-van chuyen-lon-nhat-viet-nam.html, [4/5/2019].

4. Thời báo Ngân hàng (2019), Logistics Việt: 4 xu hướng, 5 thách thức

và những lưu ý, Bảo Việt Securities,

https://bvsc.com.vn/News/20191223/730151/logistics-viet-4-xu-huong-5-thach- thuc-va-nhung-luu-y.aspx, [23/12/2019].

5. Tổng cục Thống kê (2016), Thông cáo báo chí về tình hình lao động

Một phần của tài liệu Dịch vụ bưu chính chuyển phát của tổng công ty cổ phần bưu chính viettel trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 138 - 158)