Kết quả của hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính chuyển phát của

Một phần của tài liệu Dịch vụ bưu chính chuyển phát của tổng công ty cổ phần bưu chính viettel trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 122 - 128)

của Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel

Dịch vụ bưu chính chuyển phát của ViettelPost phát triển rất mạnh mẽ, phổ biến và rộng khắp ở tất cả mỗi địa phương của Việt Nam. Mỗi năm trung bình có 187.350 khách hàng mới tham gia sử dụng dịch vụ của Viettel Post. Doanh thu lũy kế khách hàng mới trung bình đạt 1.847 tỷ đồng/năm, trong đó: Chuyển phát nhanh đạt 584.7 tỷ đồng, COD đạt 1.042 tỷ đồng, dịch vụ khác đạt 220 tỷ. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ của Viettel Post thông qua ứng dụng Viettel Post, tích hợp AI, Big data và phần mềm quản lý đơn hàng. Ứng dụng hiện đã có hơn 1 triệu user sử dụng và nằm trong top 3 ứng dụng doanh nghiệp tại App Store và Google Play.

Bảng 2.27. Thể hiện kết quả kinh doanh của dịch vụ chuyển phát của VTP giai đoạn 2017-2020

Chỉ tiêu Doanh thu

Chi phí Lợi nhuận

Nguồn: SBU Chuyển phát – Báo cáo SXKD

Biểu đồ 2.7. Thể hiện kết quả kinh doanh của dịch vụ bưu chính chuyển phát của VTP giai đoạn 2017-2020 (đơn vị: tỷ đồng)

9000 8000 7000 6000 5000 4000 3000 2000

1000 0

Nguồn: SBU Chuyển phát – Báo cáo SXKD

Từ biểu đồ, ta có thể thấy doanh thu và lợi nhuận dịch vụ chuyển phát của VTP trong giai đoạn 2017-2020 có xu hướng tăng, năm 2017 doanh thu đạt 1153 tỷ đồng, đến năm 2020 doanh thu đạt 8200 tỷ đồng (tăng 611% so với năm 2017). Năm 2017 là năm có doanh thu thấp nhất (đạt 1153 tỷ đồng) và năm có doanh thu cao nhất (đạt 8200 tỷ đồng) là năm 2020 (tăng 611% so với năm 2017 và 276% so với năm 2019), do dịch Covid-19 nên nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển phát của thị trường tăng, từ đó làm tăng doanh thu cùng lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, đến năm 2019 doanh thu của công ty tăng so với năm 2018 (tăng 54%). Về lợi nhuận, năm 2017 là năm có lợi nhuận thấp nhất (đạt 104 tỷ đồng) và năm 2020 là năm đạt lợi nhuận cao nhất, tăng 209% so với năm 2017 và tăng 5% so với năm trước. Năm 2019, lợi nhuận đạt 307 tỷ đồng, tăng 195% so với năm 2017 và tăng 49% so với năm trước đó.

Bảng 2.28. Thể hiện kết quả kinh doanh dịch vụ bưu chính chuyển phát quốc tế của VTP giai đoạn 2017-2020 (đơn vị: nghìn đồng)

Chỉ tiêu

Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Nguồn: SBU Chuyển phát – Báo cáo SXKD Biểu đồ 2.8. Thể hiện kết quả kinh doanh dịch vụ chuyển phát quốc tế của VTP

giai đoạn 2017-2020 (đơn vị: nghìn đồng)

200000 180000 160000 140000 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0

Từ biểu đồ, ta có thể thấy doanh thu và lợi nhuận dịch vụ chuyển phát quốc tế của VTP trong giai đoạn 2017-2020 có xu hướng tăng, năm 2017 doanh thu đạt 80.101 đồng, đến năm 2020 doanh thu đạt 187608 đồng (tăng 134% so với năm 2017). Năm 2017 là năm có doanh thu thấp nhất (đạt 80101 đồng) và năm có doanh

thu cao nhất (đạt 187608 đồng) là năm 2020 (tăng 134% so với năm 2017 và 115% so với năm 2019), do dịch Covid-19 nên nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển phát của thị trường tăng, từ đó làm tăng doanh thu cùng lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, đến năm 2019 doanh thu của công ty giảm, tuy nhiên không giảm nhiều so với năm 2018 (giảm 3%). Về lợi nhuận, năm 2017 là năm có lợi nhuận thấp nhất (đạt 11214,14 đồng) và năm 2020 là năm đạt lợi nhuận cao nhất, tăng 134% so với năm 2017 và tăng 115% so với năm trước. Đến năm 2019, lợi nhuận đạt 12243,14 đồng, tăng 9% so với năm 2017 và giảm 3% so với năm trước đó.

Sản lượng đơn hàng vận chuyển trung bình năm 2020 là - Trung bình mỗi bưu cục có 2 bill/ngày

- Trung bình một tháng VTP có số đơn vận chuyển là 4562 bill (2082 bill hàng hóa trên 2kg, chỗ còn lại là thư từ dưới 2kg)

Bảng 2.29. Xếp hạng doanh thu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát trên thị trường Việt Nam năm 2017 và 2018

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Các DN cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển

phát trên thị trường Việt Nam

1 Tổng công ty Bưu điện Việt Nam – VNPost

2 Tổng công ty cổ phần bưu chính Viettel - Viettel Post

3 Công ty TNHH chuyển phát nhanh DHL-VNPT

5 Tổng công ty chuyển phát nhanh bưu điện EMS 4 Công ty cổ phần dịch vụ Giao hàng nhanh

6 Công ty cổ phần UPS

7 Công ty cổ phần giao hàng tiết kiệm

8 Công ty TNHH TNT Express Worldwide

9 Công ty Hai bốn bảy

10 Công ty cổ phần CPN Vietstar

11 Công ty cổ phần dịch vụ CPN Phương Trang

12 Công ty Cổ phần Hợp Nhất

13 Công ty cổ phần DV hàng không sân bay Nội Bài NASCO

14 Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn SPT

15 Công ty cổ phần TMDV trực tuyến PCS 16 Công ty TNHH SG Sagawa Việt Nam 17 Công ty cổ phần CPN New Post

Nguồn: Vụ Bưu chính – Bộ Thông tin và truyền thông

Dựa vào số liệu bảng trên ta có thể thấy được rằng 2 vị trí đầu tiên của bảng xếp hạng doanh thu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính là 2 công ty có vốn đầu tư nhà nước. Trong đó, ViettelPost đứng thứ hai về doanh thu năm 2017 và 2018 trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát trên thị trường Việt Nam (với năm 2017 là 4031 tỷ đồng và năm 2018 là 4922 tỷ đồng). Đứng vị trí đầu bảng là Bưu điện Việt Nam – VNPost với 4765 tỷ đồng năm 2017 và 5882 tỷ đồng năm 2018. Xếp thứ ba là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DHL – VNPT với doanh thu năm 2017 là 1538 tỷ đồng và năm 2018 là 1761 tỷ đồng. Tiếp theo, xếp thứ tư là một doanh nghiệp có vốn Nhà nước EMS (1125 tỷ đồng năm 2017 và 1375 tỷ đồng năm 2018).

Biểu đồ 2.9. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính trên thị trường Việt Nam

Theo khảo sát của Nguyễn Quang Huy (2020), đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát: Cả khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân đều đánh giá chất lượng dịch vụ của VNPost, ViettelPost ở mức cao hơn các doanh nghiệp tư nhân (với số điểm lần lượt là 3.29 và 3.73 đối với khách hàng tổ chức; 3.541 và 3.472 với khách hàng các nhân).

Một phần của tài liệu Dịch vụ bưu chính chuyển phát của tổng công ty cổ phần bưu chính viettel trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 122 - 128)