Tình hình hoạt động của Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel giai đoạn

Một phần của tài liệu Dịch vụ bưu chính chuyển phát của tổng công ty cổ phần bưu chính viettel trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 61 - 65)

đoạn 2017-2020

Vốn điều lệ của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel theo lần Đăng ký kinh doanh lần đầu tiên sau khi chính thức cổ phần hóa là 60.000.000.000 đồng vào ngày 03 tháng 07 năm 2009. Vốn thực góp đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 là 830.479.260.000 đồng (tăng 1284% so với 2009), tương đương 83.047.926 cổ phiếu, mệnh giá mỗi một Cổ phiếu là 10.000 đồng/cổ phiếu.

Bảng 2.7. Tình hình tài chính của VTP giai đoạn 2017-2020 (đơn vị: tỷ đồng) STT 1 2 3 4

Nguồn: Phòng Tài chính – Báo cáo tài chính thường niên hợp nhất (2017-2020)

Biểu đồ 2.1. Thể hiện sự tăng giảm của Vốn điều lệ giai đoạn 2017-2020 (đơn vị: tỷ đồng) 1000 830.479 800 600 500 413.7 400 296.8 200 0 2017 2018 2019 2020

Nguồn: Phòng Tài chính – Báo cáo tài chính thường niên hợp nhất (2017-2020)

Công ty đã tạo dựng được thương hiệu và uy tín trên thị trường nên việc nhận được các khoản đầu tư trong và ngoài nước cũng trở nên dễ dàng hơn. Cụ thể, nguồn vốn đầu tư mà Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel nhận được tăng từ 296,8 tỷ đồng (2017) lên 830,479 tỷ đồng (2020), tương ứng với mức tăng cao 180%. Việc tăng nguồn vốn từ vốn chủ sở hữu kết hợp với các khoản vốn thực góp từ các nhà đầu tư giúp cho Viettel Post vừa giảm được khoản vốn vay/nợ phải trả, vừa giúp cho Công

ty gia tăng các hoạt động vận chuyển và tiếp nhận để từ đó đáp ứng được các nhu cầu đa dạng từ phía khách hàng. Trong năm 2020, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Viettel đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel từ 66,8% xuống 60%, việc công ty mẹ đánh giá lại giá trị, giảm tỷ lệ sở hữu là yếu tố tích cực hỗ trợ giá cổ phiếu VTP tăng trong ngắn hạn.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu sở hữu VTP (2020)

Nguồn: Viettel Post (VTP) Triển vọng tăng trưởng trong dài hạn

Về cơ cấu sở hữu cổ phần tại Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (VTP) trong năm 2020: Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Tập đoàn Viettel – công ty mẹ) là cổ đông lớn nhất, nắm giữ 60% cổ phần; Tiếp theo đó là Quỹ Japan Asia MB Capital nắm giữ 5%. Tỷ lệ sở hữu Nhà nước của Viettel Post đạt 47,3%, trong đó có cổ đông nước ngoài sở hữu 10,7% cổ phần.

Trong giai đoạn 2017-2020, Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel đã đạt được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đáng kể. Cụ thể như sau:

Bảng 2.8. Kết quả hoạt động kinh doanh của VTP giai đoạn 2017-2020

STT 1 2

3

Nguồn: Phòng Tài chính – Báo cáo tài chính thường niên hợp nhất (2017- 2020) 39

Biểu đồ 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của VTP 0,500 0,400 0,300 0,200 0,100 0,000 Tốc độ tăng trưởng (%)

Nguồn: Phòng Tài chính – Báo cáo tài chính thường niên hợp nhất (2017- 2020)

Từ dữ liệu trong bảng và biểu đồ kết quả kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel từ 2017-2020, ta có thể thấy doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn này có xu hướng đi lên, năm 2017 doanh thu đạt 4.031 tỷ đồng, đến năm 2020 doanh thu đạt 17.236 tỷ đồng (tăng 328% so với năm 2017). Năm 2017 là năm có doanh thu thấp nhất (đạt 4.031 tỷ đồng) và năm có doanh thu cao nhất (đạt 17.236 tỷ đồng) là năm 2020 (tăng 328% so với năm 2017 và 58% so với năm 2019), do quy mô sản xuất của công ty tăng năng xuất, cùng với nhu cầu của thị trường tăng, từ đó làm tăng doanh thu cùng lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, đến năm 2019 doanh thu của công ty giảm, tuy nhiên không giảm nhiều so với năm 2018 (giảm 1%). Về lợi nhuận, năm 2016 là năm đầu tiên bắt đầu đưa vào hoạt động, lợi nhuận khởi đầu đạt 23.29 tỷ đồng, và cũng là năm có lợi nhuận thấp nhất. Năm 2018 là năm đạt lợi nhuận cao nhất, tăng 58% so với năm 2016 và tăng 20% so với năm trước. Đến năm 2019, lợi nhuận đạt 32.18 tỷ đồng, tăng 38% so với năm đầu tiên và giảm 13% so với năm trước.

Bảng 2.9. So sánh kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020 so với kế hoạch

Chỉ tiêu Doanh thu Lợi nhuận

Nguồn: Báo cáo thường niên VTP - 2020 40 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0

Biểu đồ 2.4. Thể hiện sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế của kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020 so với kế hoạch

19,232

Nguyên nhân sụt giảm: Năm 2020 là năm của đại dịch Covid - 19, khiến nhiều doanh nghiệp ngưng trệ sản xuất, lượng hàng hóa lưu chuyển ít đi cộng thêm dịch vụ thông quan bị cản trở, dịch vụ kho bãi, cước cũng bị ảnh hưởng nặng, đặc biệt là tại các cửa khẩu Trung Quốc và các mặt hàng có giao thương với Trung Quốc. Thiên tai ngày càng phức tạp và khó lường. Đây cũng là năm Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất từ trước tới nay bởi bão, lũ. Tổng Công ty có những chính sách cắt giảm phí vận chuyển cho khách hàng để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng trong bối cảnh tác động của dịch Covid – 19.

Một phần của tài liệu Dịch vụ bưu chính chuyển phát của tổng công ty cổ phần bưu chính viettel trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 61 - 65)