Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 giai đoạn 2018 – 2020 i (Trang 25 - 31)

Kết quả hoạt động kinh doanh được sử dụng để xem xét sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí trong từng kỳ kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh chi tiết các hoạt động kinh doanh chính trong một thời kỳ hoạt động. Căn cứ vào việc phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi tiêu sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hoá đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của các hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán.

Ngoài ra, số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh để kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước. Bên cạnh đó, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn cho thấy được xu hướng phát triển của doanh nghiệp.

a. Phân tích biến động doanh thu

Doanh thu là khoản được tạo ra từ dòng tiền vào hoặc các dòng tiền vào trong tương lai xuất phát từ các hoạt động kinh doanh đang diễn ra trong doanh nghiệp.

Doanh thu thu được từ các hoạt động như: Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác. Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu về bán sản phẩm, hàng hoá, những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu này phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó có thể thấy đây là nguồn thu lớn nhất của doanh nghiệp. Doanh thu này là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp chi trả các chi phí về nguyên vật liệu sản xuất, nhân lực cũng như các tư liệu lao động khác.

Doanh thu từ hoạt động tài chính là các khoản doanh thu thu được thông qua các hoạt động tài chính. Cụ thể như: tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.

Thu nhập khác của doanh nghiệp là các khoản thu nhập khác chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự tăng hay giảm của doanh thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, do đó để có thể khai thác tiềm năng nhằm tăng doanh thu, nhà quản trị cần nghiên cứu sâu, thường xuyên và đều đặn các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến doanh thu.

v Phân tích biến động về quy mô

Phân tích biến động về quy mô của doanh thu là phân tích sự chênh lệch của doanh thu kỳ phân tích so với kỳ gốc về cả số tuyệt đối và số tương đối, xem xét doanh thu có chiều hướng tăng hay giảm qua các kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đánh giá được kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như đánh giá được những chính sách đưa ra nhằm tăng trưởng doanh thu có đạt hiệu quả hay không và có các điều chỉnh hợp lý. Việc phân tích biến động về quy mô doanh thu mang lại ý nghĩa trong việc xác định xu hướng thay đổi của doanh thu. Cụ thể:

Biến động quy mô doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: Trong trường hợp khoản mục này có chênh lệch dương giữa năm phân tích so với năm gốc, tức doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng, thể hiện hiệu quả hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp ngày càng cao và ngược lại.

Biến động quy mô doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu từ hoạt động tài

chính tăng qua các kỳ thể hiện các hoạt động tài chính như: đầu tư chứng khoán, sang nhượng hay bán bản quyền, cho vay đang mang lại kết quả tốt và ngược lại.

Biến động quy mô thu nhập khác: Chênh lệch thu nhập khác tăng cao qua từng

kỳ hoạt động thể hiện việc doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động bên lề là đúng và có triển vọng, từ đó giúp nhà quản trị có thể xem xét và quyết định đưa những hoạt động này trở thành một trong những hoạt động kinh doanh tạo thu nhập chính của doanh nghiệp.

v Phân tích biến động về cơ cấu

Phân tích biến động cơ cấu doanh thu là việc tính toán tỷ trọng các khoản mục nhỏ trong tổng doanh thu, sau đó tiến hành so sánh mức độ chênh lệch doanh thu qua các kỳ hoạt động của doanh nghiệp để đánh giá sự thay đổi của cơ cấu doanh thu qua từng kỳ là tăng hay giảm. Phân tích tỷ trọng các khoản mục doanh thu giúp doanh nghiệp nhìn thấy được cơ cấu doanh thu đã hợp lý hay chưa và có các chính sách điều chỉnh hoạt động, giúp cải thiện kết quả kinh doanh. Sự thay đổi cơ cấu của từng khoản mục doanh thu có ý nghĩa lớn trong việc giúp nhà quản trị đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể:

Cơ cấu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ biến động tăng

(giảm) qua các kỳ: Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động bán hàng và cung cấp

dịch vụ của doanh nghiệp ngày càng tăng (giảm). Nguyên nhân khiến biến động tăng có thể kể đến: sản phẩm mới, chính sách về giá cả hay các chính sách mua hàng ưu đãi,…Hay các nguyên nhân gây ra biến động giảm như: chất lượng sản phẩm, đánh giá của khách hàng, đối thủ cạnh tranh khiến doanh nghiệp mất thị phần dẫn đến sản lượng tiêu thụ giảm.

Cơ cấu doanh thu hoạt động tài chính tăng (giảm): Điều này thể hiện các hoạt

giúp nhà quản trị đưa ra quyết định có nên tăng (giảm) vốn vào các hoạt động đầu tư này hay không.

Cơ cấu thu nhập khác tăng : cho thấy các hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực bên

lề của doanh nghiệp có tiềm năng phát triển và nhà quản trị đưa ra các quyết định trong việc tiếp tục mở rộng đầu tư hay không và ngược lại.

b. Phân tích biến động chi phí

Chi phí là dòng tiền ra trong tương lai hoặc phân bổ dòng tiền ra trong quá khứ xuất phát từ các hoạt động kinh doanh đang diễn ra trong doanh nghiệp. Chi phí bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính.

Giá vốn hàng bán: Là chỉ tiêu phản ánh tổng giá trị mua hàng hoá, giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ đã bán của doanh nghiệp cho khách hàng. Giá vốn hàng bán là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi khi giá vốn có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành thì lợi nhuận thu về sẽ cao hơn.

Chi phí bán hàng: Là chi phí biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá liên quan trực tiếp đến khâu bảo quản tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp phải chi ra trong kỳ hoạt động nhất định.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là chi phí phải trả trong quá trình vận hành quản lý doanh nghiệp như: hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của doanh nghiệp.

Chi phí tài chính: Bao gồm tiền lãi vay phải trả, các chi phí phải bỏ ra liên quan đến bản quyền, hoạt động liên doanh,…

v Phân tích biến động về quy mô

Phân tích biến động về quy mô chi phí là việc tính toán, xem xét sự chênh lệch của chi phí phải bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. Từ đó đánh giá được doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều hay ít hơn chi phí qua từng kỳ hoạt động.

Bên cạnh doanh thu thì chi phí là yếu tố vô cùng quan trọng liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Muốn tăng lợi nhuận thì yếu tố trước tiên doanh nghiệp cần quan tâm là tối thiểu hoá chi phí. Vì vậy việc phân tích biến động về chi

phí sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những thành tựu đạt được hay những hạn chế về việc sử dụng chi phí trong quá trình hoạt động của mình. Từ đó đưa ra được các chiến lược kinh doanh và sử dụng nguồn tài chính một cách hợp lý.

Tuy nhiên yếu tố chi phí không phải là tất cả khi muốn tối ưu lợi nhuận, nếu chỉ quan tâm tối thiểu chi phí đôi khi sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng sản phẩm.

v Phân tích biến động về cơ cấu

Trong quá trình phân tích và đánh giá chi phí, nhà phân tích cần chú trọng đến các tỷ lệ chi phí trong một doanh nghiệp. Bởi việc xác định cơ cấu chi phí sẽ giúp nhà phân tích nhìn ra được chiến lược phân phối sử dụng nguồn tiền của doanh nghiệp đã hợp lý và mang lại hiệu quả hay chưa, từ đó đưa ra chính sách điều chỉnh hợp lý. Phân tích biến động về cơ cấu chi phí được xem xét và đánh giá cụ thể như sau:

Biến động cơ cấu giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán được hiểu là những chi

phí vận hành doanh nghiệp giúp nhà đầu tư, phân tích, nhà quản lý ước tính lợi nhuận sau thuế. Trong trường hợp tỷ trọng của giá vốn hàng bán trong tổng chi phí tăng qua các kỳ hoạt động sẽ khiến lợi nhuận thuần của doanh nghiệp giảm và doanh nghiệp nếu muốn tăng lợi nhuận thì sẽ phải giảm giá vốn hàng bán và ngược lại.

Biến động cơ cấu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Trong

trường hợp tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ở kỳ phân tích tăng cao hơn tỷ trọng ở kỳ gốc chứng tỏ doanh nghiệp đã có sự điều chỉnh phân bổ các chi phí này. Tuy nhiên sự phân bổ các chi phí này tăng đã trực tiếp dẫn đến giảm lợi nhuận. Vì vậy, phân tích biến động cơ cấu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ giúp nhà phân tích đánh giá được sự thay đổi cơ cấu chi phí trong kỳ là hợp lý hay chưa và đưa ra hướng điều chỉnh trong kỳ tiếp theo.

Biến động cơ cấu chi phí tài chính: Chi phí tài chính phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi một doanh nghiệp khi tỷ trọng chi phí tài chính tăng chứng tỏ hoạt động kinh doanh đang được đẩy mạnh và phát triển. Tuy nhiên, việc tỷ trọng chi phí tài chính tăng cũng thể doanh nghiệp có thể đang gặp khó khăn trong kinh doanh. Điển hình đối với doanh nghiệp sử dụng 100% nguồn vốn từ ngân hàng thì việc chi phí tài chính tăng tức là gánh nặng lên doanh nghiệp cũng đang tăng.

Biến động cơ cấu chi phí khác: Tỷ trọng chi phí khác của doanh nghiệp năm phân tích tăng so với năm gốc chứng tỏ doanh nghiệp có thể gặp vấn đề trong việc quản lí chi phí. Tuy nhiên khi phân tích cơ cấu chi phí khác cần phải đặt song song với sự biến động thu nhập khác của doanh nghiệp. Trong trường hợp thu nhập khác tăng thì chi phí khác tăng là hợp lí, ngược lại nếu chi phí khác tăng mà thu nhập khác giảm chứng tỏ doanh nghiệp đang lãng phí nguồn lực và nên tập trung nhiều hơn vào các hoạt động chính của doanh nghiệp mình.

c. Phân tích biến động lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao động, vật tư. Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế.

Để biết được sau mỗi kỳ kinh doanh có lãi hay lỗ, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích, so sánh mối quan hệ giữa tổng chi phí và tổng doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ đó.

Lợi nhuận là cơ sở để đánh giá các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích của tất cả các doanh nghiệp là tạo ra sản phẩm với giá thành thấp, mang lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp, tăng tích luỹ, mở rộng quá trình tái sản xuất, nâng cao đời sống cho người lao động.

v Phân tích biến động về quy mô

Mục tiêu lớn nhất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là thu lại lợi nhuận cao. Bởi nó vừa thể hiện được hiệu quả sản xuất, vừa giúp doanh nghiệp có nguồn vốn tái đầu tư vào các kỳ hoạt động kế tiếp.

Phân tích biến động về quy mô lợi nhuận là việc tính toán các chênh lệch về giá trị lợi nhuận giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc. Việc phân tích này giúp nhà phân tích đánh giá được xu hướng biến động của lợi nhuận, đồng thời đánh giá được hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là hiệu quả của đồng vốn doanh nghiệp sử dụng. Nếu lợi nhuận có xu hướng tăng qua các kỳ hoạt động, chứng tỏ doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, tiềm năng phát triển lớn và có thể xem xét đến việc mở rộng quy mô sản xuất.

Ngược lại, nếu lợi nhuận giảm chứng tỏ quá trình hoạt động của doanh nghiệp đang có vấn đề và cần xem xét đưa ra các chính sách giúp nâng cao hiệu quả hoạt động.

v Phân tích biến động về cơ cấu

Phân tích biến động về cơ cấu lợi nhuận là việc tính toán tỷ trọng lợi nhuận so với doanh thu để xác định được trong một đồng doanh thu doanh nghiệp thu về có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu khi phân tích cơ cấu lợi nhuận cho thấy chi phí vượt quá doanh thu chứng tỏ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không có lãi, đồng thời thể hiện rằng kết quả tài chính của doanh nghiệp khá tiêu cực và ngược lại. Phân tích biến động về cơ cấu lợi nhuận được thể hiện cụ thể qua các tỷ số như sau:

- Tỷ suất lợi nhuận gộp trên DTT:

Tỷ số này cho biết mỗi một đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại

Công thức tính: Tỷ suất lợi nhuận gộp trên DTT=

- Tỷ suất lợi nhuận thuần trên DTT:

!ợ# %&'ậ% 9ộB <=*%& +&' +&'ầ%

Chỉ số này cho biết cứ mỗi một đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ công tác bán hàng, công tác quản lý càng có hiệu quả và ngược lại.

Công thức tính: Tỷ suất lợi nhuận thuần trên DTT =

- Tỷ suất LNST trên tổng doanh thu:

!ợ# %&'ậ% +&'ầ% <=*%& +&' +&'ầ%

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Nó biểu hiện cứ một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Công thức tính: Tỷ suất LNST trên tổng doanh thu =!ợ# %&'ậ% )*' +&'ế

7ổ%9 C=*%& +&'

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 giai đoạn 2018 – 2020 i (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w