Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 giai đoạn 2018 – 2020 i (Trang 108 - 111)

a. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhóm tài sản ngắn hạn

v Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu

Quản lý khoản phải thu là một vấn đề vô cùng quan trọng và mang tính phức tạp cao trong công tác quản lý tài chính đối với mỗi doanh nghiệp. Đối với Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản ngắn hạn, từ 21 – 24%/năm. Việc các khoản phải thu tăng kéo theo việc tăng lên của các khoản chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi, chi phí chi trả tiền lãi vay để đáp ứng nhu cầu phần vốn thiếu do các khoản vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng. Bên cạnh đó, các khoản phải thu tăng khiến rủi ro về nợ khó đòi của doanh nghiệp tăng theo. Các khoản phải thu ngắn hạn của Vicem Hà Tiên chủ yếu đến từ việc bán chịu cho khách hàng chưa thanh toán tiền. Khách hàng ở đây có thể là chủ đầu tư hoặc các nhà thầu, nhà tư vấn chính.

Để giải quyết vấn đề này, trước khi tiến hành cung cấp hàng hoá, Vicem Hà Tiên cần nghiên cứu về các chủ đầu tư cũng như các nhà thầu và nhà tư vấn liên quan, cần nghiên cứu về khả năng thanh toán cũng như về tình trạng nợ của bên mua. Đồng thời, trong quá trình ký kết hợp đồng cung cấp, công ty cần đưa ra các điều khoản về thanh toán, phạt do thanh toán chậm,…để có cơ sở và điều kiện giúp nhanh chóng thu tiền. Đối với các khoản nợ sắp đến hạn, công ty cần tiến hành các thủ tục giấy tờ cần thiết phục vụ cho việc thanh toán cũng như phải liên tục đôn thúc, nhắc nhở khách hàng về thời hạn thanh toán. Bên cạnh đó, đối với các khoản nợ đã quá hạn, công ty cần phải chủ động áp dụng các biện pháp mang tính tích cực để thu hồi được nợ. Đồng thời, công ty cần thành lập bộ phận pháp chế riêng biệt liên quan đến việc thu hồi các khoản nợ, tiến hành phân loại các khoản nợ và đưa ra biện pháp thu hồi nợ hợp lý.

Bên cạnh đó, công ty cần đưa ra một số các chính sách rõ ràng liên quan đến khả năng thanh toán của khách hàng khi tiến hành giao dịch để giảm rủi ro trong việc

thu hồi các khoản nợ từ khách hàng. Cụ thể: Công ty có thể cho phép thế chấp, cầm cố tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt cao đối với những khách hàng không có khả năng thanh toán 100% ngay khi mua hàng để giảm thiểu nguồn vốn bị chiếm dụng khi khách hàng không thanh toán được nợ; Bên cạnh đó, đối với những khách hàng là cá nhân hay tổ chức mua hàng với số lượng lớn, công ty cần thông qua ngân hàng, yêu cầu phải có ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho khách hàng đối với khoản nợ.

Việc quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, thúc đẩy công tác thanh toán nợ là một trong những biện pháp giúp tháo gỡ khó khăn về vốn, giảm lượng vốn bị chiếm dụng, nhanh chóng thu hồi và nâng cao quay vòng vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, đối với Vicem Hà Tiên cần phải hết sức chú trọng trong công tác thu hồi các khoản nợ ngắn hạn này.

v Nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi nó liên quan trực tiếp đến việc dự trữ nguyên vật liệu đầu vào, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình diễn ra hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Việc quản lý hàng tồn kho là vấn đề vô cùng quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và Vicem Hà Tiên nói riêng. Hiện tại đối với Vicem Hà Tiên, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao, từ 31-35% trong giai đoạn 2018-2020. Hàng tồn kho tăng cao khiến tốc độ luân chuyển tài sản giảm, vì vậy việc cơ cấu hợp lý tỷ trọng hàng tồn kho sẽ giúp tăng vòng quay tài sản ngắn hạn, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng tài sản ngắn hạn nói riêng và tổng tài sản nói chung.

Để quản lý chặt chẽ lượng hàng tồn kho, Vicem Hà Tiên cần thực hiện một số các biện pháp như sau:

Một là theo dõi thường xuyên sự biến động của thị trường vật tư để đưa ra các

dự báo kịp thời về xu hướng biến động của thị trường. Đồng thời cần theo dõi xu hướng chung về thị hiếu khách hàng, trên cơ sở đó xác định lượng tồn kho phù hợp cho từng loại nguyên vật liệu nhằm cung ứng đủ, kịp thời cho các công trình, tránh trường hợp đồ cần thì thiếu, đồ không cần thì dư thừa lãng phí.

Hai là theo dõi tiến độ thi công của các công trình cũng như yêu cầu của khách hàng nhằm lên kế hoạch mua nguyên nhiên liệu đầu vào đúng số lượng và kịp thời

phục vụ cho sản xuất và cung cấp, tránh việc mua quá sớm khiến nguyên nhiên liệu bị tồn kho quá lâu.

Ba là doanh nghiệp cần có một đội ngũ tinh nhuệ trong việc tính toán, xác

định các mức tiêu hao phù hợp cho từng sản phẩm đầu ra để mua đúng, đủ, tránh gây tình trạng thừa và tồn kho.

Bốn là doanh nghiệp cần nghiên cứu, lựa chọn các nhà cung cấp đảm bảo chất

lượng nguyên nhiên vật liệu đầu vào đáp ứng tốt nhất theo yêu cầu, tránh trong quá trình mua sắm mua phải những nguyên nhiên vật liệu kém chất lượng không sử dụng được, gây tăng lượng hàng tồn kho, ứ đọng vốn.

b. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhóm tài sản dài hạn

v Tăng cường công tác quản lý tài sản cố định

Đối với mỗi doanh nghiệp, công tác quản lý tài sản cố định có vai trò vô cùng quan trọng. Việc này giúp doanh nghiệp nắm bắt và theo dõi được tình hình tài sản một cách thường xuyên, có hệ thống, từ đó có thể đưa ra các quyết định như thanh lý, nhượng bán những tài sản cố định có chất lượng thấp hay không sử dụng đến, đồng thời có kế hoạch luân chuyển các tài sản cố định đã mua sắm nhưng chưa được dùng đến những bộ phận thích hợp hay đưa ra các quyết định bảo dưỡng, sửa chữa các tài sản đang hoạt động.

Về công tác quản lý, trước hết công ty cần có những biện pháp theo dõi qua sổ hay hệ thống theo dõi tài sản cố định để nắm bắt tình hình hoạt động cũng như tiến độ khấu hao và nguyên giá còn lại của các tài sản, từ đó tiến hành các công tác kiểm kê, phân loại thường xuyên, đưa ra các đề xuất liên quan đến tài sản cố định hợp lý, kịp thời.

Tiếp đến, công ty cần có kế hoạch đào tạo về con người nhằm nâng cao trình độ của các cán bộ quản lý liên quan đến công tác quản lý tài sản bằng cách cử đi tham gia các buổi tập huấn, các khoá đào tạo về chuyên ngành để nâng cao kiến thức chuyên môn, từ đó giúp công việc có hiệu quả hơn.

v Tăng cường sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định đi kèm với đầu tư đúng hướng

Trước hết, để nâng cao hiệu suất hoạt động của các tài sản cố định, Vicem Hà Tiên cần thực hiện tốt các chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, đưa ra các kế hoạch nâng cấp tài sản cố định để khai thác hết máy móc, thiết bị, phương tiện, duy trì hoạt động,

kéo dài tuổi thọ, tránh tình trạng tài sản cố định hư hỏng trước thời hạn làm tăng chi phí sử dụng.

Đối với hoạt động đầu tư mua sắm đổi mới tài sản cố định, Vicem Hà Tiên cần phân tích, đánh giá tổng quát về số lượng, tình trạng thực tế của các tài sản cố định trong doanh nghiệp để đưa ra quyết định chính xác nhất về việc đầu tư các tài sản cố định mới, tránh trường hợp đầu tư dư thừa lãng phí không cần thiết gây ảnh hưởng đến nguồn vốn của doanh nghiệp.

Việc làm tốt các công tác mua sắm, đầu tư cơ bản kết hợp với công tác quản lý, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc thiết bị, phương tiện góp phần quan trọng giúp Vicem Hà Tiên nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng tổng tài sản nói chung.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 giai đoạn 2018 – 2020 i (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w