Phân tích các tỷ số tài chính Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 giai đoạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 giai đoạn 2018 – 2020 i (Trang 73 - 96)

đoạn 2018-2020

2.2.4.1. Tỷ số phản ánh khả năng thanh toán

a. Phân tích tỷ số phản ánh khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1

Tỷ số khả năng thanh toán thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Tỷ số này có vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp có khả quan hay không. Để phân tích các tỷ số khả năng thanh toán của Vicem Hà Tiên giai đoạn 2018 – 2020, ta có bảng sau:

Bảng 2.2.4.1a. Tỷ số phản ánh khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 giai đoạn 2018-2020. (Đơn vị: Lần)

Chỉ tiêu

1.KNTT hiện thời 2.KNTT nhanh 3.KNTT tức thời

(Nguồn: Tính toán từ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp)

Để có thể thấy rõ hơn sự biến động của các tỷ số khả năng thanh toán, ta có biểu đồ: 0,6 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1 0 KNTT hiện thời

v Khả năng thanh toán hiện thời

Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời cho thấy doanh nghiệp có bao biểu đồ trên có thể thấy, tỷ số khả năng thanh toán hiện thời của Vicem Hà Tiên đều ở mức nhỏ hơn 1 trong cả giai đoạn và có xu hướng giảm dần qua các năm.

Năm 2019, tỷ số khả năng thanh toán của Vicem Hà Tiên là 0,51 lần , giảm 0,01 lần so với năm 2018, tương ứng mức giảm 1,92%. Nguyên nhân giảm do tài sản ngắn hạn giảm và nợ ngắn hạn tăng. Năm 2020, tỷ số khả năng thanh toán của Vicem Hà Tiên tiếp tục giảm 0,01 lần, tương ứng mức giảm 1,96%. Tuy trong năm 2020 tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều tăng nhưng mức tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn mức tăng của nợ ngắn hạn nên dẫn đến khả năng thanh toán hiện thời có xu hướng giảm.

Khả năng thanh toán hiện thời của Vicem Hà Tiên nhỏ hơn 1 thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp còn khá yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Vicem Hà Tiên giảm liên tục qua từng năm cho thấy doanh nghiệp ngày càng mất khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn và rộng hơn có thể mang rủi ro phá sản.

v Khả năng thanh toán nhanh

Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được thanh toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán cần thiết. Có thể thấy, trong giai đoạn 2018-2020, tỷ số khả năng thanh toán nhanh của Vicem Hà Tiên đều nhỏ hơn 0,5 và tăng giảm không đều qua từng năm.

Năm 2019, tỷ số khả năng thanh toán nhanh của Vicem Hà Tiên đạt 0,33 lần, giảm 0,01 lần so với năm 2018, tương ứng mức giảm 2,94%. Nguyên nhân gây giảm là do quy mô nợ ngắn hạn tăng cao hơn mức tăng của hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn. Năm 2020, tỷ số khả năng thanh toán nhanh của Vicem Hà Tiên tăng lên đến 0,35 lần, mức tăng 0,02 lần, tương ứng 6,06% so với năm 2019 và cũng là mức tỷ số cao nhất trong cả giai đoạn. Lí do dẫn đến sự cải thiện của tỷ số này là do hàng tồn kho giảm và quy mô tài sản ngắn hạn tăng cao hơn so với năm 2019.

Tuy có cải thiện vào năm 2020 nhưng hệ số khả năng thanh toán nhanh của Vicem Hà Tiên trong cả giai đoạn nhỏ hơn 0,5. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chi trả, tính thanh khoản thấp.

v Khả năng thanh toán tức thời

Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong doanh nghiệp. Từ biểu đồ cho thấy trong giai đoạn 2018-2020, hệ số khả năng thanh toán tức thời của Vicem Hà Tiên đều ở mức 0,1 < KNTT tức thời < 0,5 và tăng giảm không đều qua từng năm.

Năm 2019, hệ số khả năng thanh toán tức thời của Vicem Hà Tiên đạt 0,2 lần, giảm 0,01 lần so với năm 2018, tương ứng mức giảm 4,76%. Nguyên nhân do tiền và các khoản tương đương tiền và nợ ngắn hạn đều tăng so với năm 2018 nhưng mức tăng của tiền và các khoản tương đương tiền chỉ đạt 5,33%, thấp hơn khá nhiều so với mức tăng của nợ ngắn hạn là 10,1% .

Năm 2020, hệ số khả năng thanh toán tức thời của Vicem Hà Tiên đạt 0,23%, tăng 0,03 lần tương ứng tăng 15% và là mức tỷ số cao nhất trong cả giai đoạn. Nguyên nhân gây ra mức tăng này là do trong năm 2020, quy mô tiền và các khoản tương đương tiền và nợ ngắn hạn đều tăng, trong đó mức tăng của tiền và các khoản tương đương tiền đạt 31,9%, cao hơn nhiều so với mức tăng của nợ ngắn hạn là 12,8%.

Nhìn chung, với hệ số khả năng thanh toán tức thời đều nằm trong mức 0,1 < KNTT tức thời < 0,5 thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền và các khoản tương đương tiền cho các khoản nợ ngắn hạn của Vicem Hà Tiên khá tốt. Tỷ số khả năng thanh toán tức thời năm 2020 cao hơn năm 2019 thể hiện khả năng thanh toán công nợ tăng cao mà vẫn trong tầm kiểm soát, nếu vượt quá 0,5 thì doanh nghiệp dễ gặp phải trường hợp vốn bằng tiền mặt quá nhiều, vòng quay vốn lưu động thấp, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Vì vậy, mức khả năng thanh toán tức thời của Vicem Hà Tiên được đánh giá là hợp lý.

b. So sánh hệ số khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 với một số doanh nghiệp cùng ngành

Để có thể đánh giá khách quan, chính xác về tỷ số khả năng thanh toán của Vicem Hà Tiên giai đoạn 2018 – 2020, ta cần phải so sánh với các doanh nghiệp

cùng ngành để thấy được tỷ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại là thấp hay cao. Cụ thể có bảng so sánh như sau:

Bảng 2.2.4.1b. So sánh về khả năng thanh toán với một số doanh nghiệp cùng ngành giai đoạn 2018-2020. (Đơn vị: Lần)

Chỉ tiêu

Vicem Hà Tiên Vicem Bút Sơn Vicem Hải Vân Vicem Hoàng Mai

(Nguồn: Tính toán từ Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy về cơ bản, trong giai đoạn 2018-2020, khả năng thanh toán của Vicem Hà Tiên so với các doanh nghiệp cùng ngành tuy chưa tốt nhất nhưng ở mức khá an toàn. Một số chỉ tiêu tại thời điểm nhất định có sự chênh lệch nhưng mức độ chênh lệch không quá nhiều.

Đầu tiên, đối với khả năng thanh toán hiện thời, trong giai đoạn 2018-2020, hệ số này của Vicem Hà Tiên không được tốt như các doanh nghiệp cùng ngành. Cụ thể, hệ số khả năng thanh toán tức thời của Vicem Hà Tiên trong giai đoạn này hầu hết thấp hơn so với Vicem Hải Vân và Vicem Hoàng Mai và chỉ cao hơn Vicem Bút Sơn. Về xu hướng biến động, thay vì có biến động giảm như Vicem Hà Tiên thì hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Vicem Hoàng Mai lại có xu hướng tăng qua các năm. Như vậy có thể thấy, khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của Vicem Hà Tiên trong giai đoạn này là khá yếu so với một số doanh nghiệp cùng ngành.

Vicem Hà Tiên có hệ số khả năng thanh toán nhanh so với một số doanh nghiệp cùng ngành là khá tốt. Trong giai đoạn 2018-2020, hệ số khả năng thanh toán nhanh của Vicem Hà Tiên luôn nhỏ hơn Vicem Hoàng Mai, tuy nhiên đều cao hơn Vicem Bút Sơn và Vicem Hải Vân với mức độ chênh lệch khá rõ ràng.

Đặc biệt, trong nhóm chỉ tiêu này, duy nhất về hệ số khả năng thanh toán tức thời Vicem Hà Tiên cao hơn cả ba doanh nghiệp cùng ngành trên trong cả giai đoạn và luôn nằm trong mức an toàn. Điều này cho thấy, Vicem Hà Tiên luôn có khả năng

đáp ứng yêu cầu về thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền tốt hơn so với một số doanh nghiệp cùng ngành.

2.2.4.2. Tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động

a. Phân tích tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1

Nhóm tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động là một tập hợp các chỉ số tài chính dùng để đánh giá khả năng của một doanh nghiệp trong việc chuyển đổi các hạng mục khác nhau thành tiền mặt hoặc doanh thu.

Nhóm tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động giúp nhà phân tích ước tính hiệu quả tương quan của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản, đòn bẩy hoặc các khoản mục khác trên báo cáo tài chính và là nhân tố quan trọng trong việc xác định doanh nghiệp có làm tốt việc sử dụng tài nguyên của mình để tạo ra doanh thu và lợi nhuận hay không. Tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động của Vicem Hà Tiên giai đoạn 2018 – 2020 được thể hiện như sau:

Bảng 2.2.4.2a. Tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 giai đoạn 2018-2020. (Đơn vị: Lần)

Chỉ tiêu 1.Vòng quay tổng tài sản 2.Vòng quay hàng tồn kho 3.Vòng quay các khoản phải thu

4.Kỳ thu tiền bình quân (ngày)

Từ bảng số liệu, để có thể thấy rõ hơn sự biến động của các tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động của Vicem Hà Tiên trong giai đoạn 2018 – 2020, ta có biểu đồ:

25 20 15 10 5 0 Năm 2018 Vòng quay tổng tài sản Vòng quay các khoản phải thu

Biểu đồ 2.2.4.2a. Biến động tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động giai đoạn 2018-2020. (Đơn vị: Lần)

v Vòng quay tổng tài sản

Từ đồ thị có thể thấy, chỉ số vòng quay tổng tài sản của Vicem Hà Tiên đều ở mức nhỏ hơn 1 và biến động không đều qua từng năm. Tuy nhiên so với năm 2018 thì các năm 2019, 2020, vòng quay tổng tài sản đều có xu hướng tăng lên. Năm 2019, vòng quay tổng tài sản đạt 0,85 vòng, tăng 0,08 vòng so với năm 2018, tương ứng mức tăng 10,30% và là số vòng quay tổng tài sản cao nhất trong cả giai đoạn, nguyên nhân do quy mô doanh thu thuần của năm 2019 tăng lên khá cao.

Năm 2020, vòng quay tổng tài sản của Vicem Hà Tiên giảm còn 0,78 vòng, giảm 0,07 vòng so với năm 2019, tương ứng mức giảm 8,23%. Nguyên nhân khiến vòng quay tổng tài sản năm 2020 giảm là do doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân đều giảm, tuy nhiên mức giảm của tổng tài sản bình quân cao hơn so với mức giảm của doanh thu thuần.

Vicem Hà Tiên hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng – là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp là những tài sản nặng vốn và chi phí cố định của ngành khá cao nên vòng quay tổng tài sản như trên tuy không quá thấp nhưng so với một số doanh nghiệp cùng ngành có phần hạn chế hơn. Ban lãnh đạo

công ty cần có các chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp, góp phần làm tăng doanh thu.

v Vòng quay hàng tồn kho

Có thể thấy trong cả giai đoạn 2018-2020, chỉ số vòng quay hàng tồn kho của Vicem Hà Tiên giữ ở mức khá cao và có biến động không ổn định. Chỉ số đạt mức cao nhất vào năm 2019 với 12,78 vòng và thấp nhất vào năm 2020 với 11,01.

Năm 2019, chỉ số vòng quay hàng tồn kho của Vicem Hà Tiên đạt 12,78 vòng, tăng 1,15 vòng so với năm 2018, tương ứng mức tăng 13,39%. Nguyên nhân do giá vốn hàng bán tăng cao hơn so với mức tăng của hàng tồn kho bình quân. Năm 2020, chỉ số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp là 11,01, giảm 1,77 vòng tương ứng giảm 13,84% so với năm 2019, chủ yếu do giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân đều giảm, mức giảm của hàng tồn kho bình quân mạnh hơn mức giảm của giá vốn hàng bán.

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho của Vicem Hà Tiên khá cao, điều này cho thấy hoạt động bán hàng của doanh nghiệp có hiệu quả và không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên duy trì ở mức hiện tại là ổn định, nhưng nếu chỉ số vòng quay hàng tồn kho cao quá sẽ dẫn đến lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.

v Vòng quay các khoản phải thu

Chỉ số vòng quay các khoản phải thu thể hiện hiệu quả của doanh nghiệp trong việc thu hồi các khoản phải thu khách hàng. Trong giai đoạn 2018-2020, chỉ số vòng quay các khoản phải thu của Vicem Hà Tiên luôn đạt mức cao, tuy nhiên không có xu hướng cải thiện đều mà biến động không ổn định. Chỉ số này đạt cao nhất vào năm 2019 với 18,1 vòng và thấp nhất vào năm 2020 với 15,64 vòng.

Năm 2019, chỉ số vòng quay các khoản phải thu của Vicem Hà Tiên đạt 18,1 vòng, tăng 1,37 vòng so với năm 2018, tương ứng tăng 8,19%. Nguyên nhân do doanh thu thuần năm 2019 tăng cao hơn nhiều so với mức tăng của các khoản phải thu bình quân. Năm 2020, chỉ số vòng quay các khoản phải thu của Vicem Hà Tiên giảm xuống còn 15,64 vòng, tương ứng giảm 2,46 vòng, mức giảm 13,59% so với

năm 2019 do doanh thu thuần của năm 2020 giảm khá mạnh so với năm 2019 trước đó.

Vòng quay các khoản phải thu của Vicem Hà Tiên khá cao chứng tỏ doanh nghiệp không có quá nhiều khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ từ khách hàng, đây là tín hiệu tốt thể hiện nguồn vốn của doanh nghiệp không bị chiếm dụng nhiều. Tuy nhiên, để việc đánh giá các vòng quay chính xác nhất, nên so sánh vòng quay của doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành sẽ giúp đưa ra cái nhìn toàn diện hơn.

v Kỳ thu tiền bình quân

Đây là chỉ tiêu đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh việc quản lý các khoản phải thu và chính sách tín dụng của doanh nghiệp với khách hàng của mình. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, kỳ thu tiền bình quân của Vicem Hà Tiên được đánh giá là khá ngắn và diễn biến không ổn định.

Năm 2019, kỳ thu tiền bình quân của Vicem Hà Tiên là 19,89 ngày, giảm 1,64 ngày, tương ứng giảm 7,6% so với năm 2018. Nguyên nhân là do việc gia tăng của các khoản phải thu bình quân không đáng kể so với mức tăng quy mô doanh thu. Năm 2020, kỳ thu tiền bình quân của Vicem Hà Tiên tăng lên 23,02 ngày, tương ứng mức tăng 3,13 ngày, tăng 15,73% so với năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu thuần năm 2020 giảm mạnh so với năm 2019. Kỳ thu tiền bình quân năm 2020 tăng một phần nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch bệnh, nền kinh tế khó khăn, nhiều công trình phải tạm ngừng xây dựng dẫn đến việc thanh toán các khoản nợ cũng kéo dài hơn.

Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng thì kỳ thu tiền bình quân của Vicem Hà Tiên dưới một tháng được cho là khá ngắn. Điều này chứng tỏ tốc độ thu tiền của doanh nghiệp khá nhanh, công tác quản lý nguồn tiền tốt và ít phải chịu rủi ro trong việc thu hồi các khoản phải thu.

b. So sánh tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 với một số doanh nghiệp cùng ngành

Để đánh giá chính xác tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động của Vicem Hà Tiên là cao hay thấp, ta có bảng so sánh như sau:

Bảng 2.2.4.2b. So sánh về hiệu quả hoạt động với một số doanh nghiệp cùng ngành giai đoạn 2018-2020. (Đơn vị: Vòng) Chỉ tiêu Vicem Hà Tiên Vicem Bút Sơn Vicem Hải Vân Vicem Hoàng Mai

(Nguồn: Tính toán từ Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp)

Từ bảng trên có thể thấy, trong giai đoạn 2018-2020, tỷ số phản ánh hiệu quả

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 giai đoạn 2018 – 2020 i (Trang 73 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w