Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 giai đoạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 giai đoạn 2018 – 2020 i (Trang 46 - 56)

2018 – 2020

2.2.1. Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 giai đoạn 2018 – 2020

2.2.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản

Trong giai đoạn 2018-2020, có thể thấy tổng tài sản của Vicem Hà Tiên có xu hướng giảm liên tục. Trong ba năm từ 2018-2020, quy mô tổng tài sản của Vicem Hà Tiên chỉ đạt mức trên 10.000 tỷ đồng. Thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn ba năm trước đó khi tổng tài sản luôn đạt trên mức 11.000 tỷ đồng. Từ kết quả tính toán, ta có biểu đồ sau:

10.700 10.631 10.600 10.500 10.400 10.300 10.200 10.289 10.100 10.041 10.000 9.900 9.800 9.700 2018 2019 2020 Tổng tài sản

Biểu đồ 2.2.1.1a. Diễn biến quy mô tài sản Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 giai đoạn 2018-2020. (Đơn vị: Tỷ đồng)

Tổng tài sản của Vicem Hà Tiên cuối năm 2019 đạt 10.289 tỷ, giảm 342 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 3,22% so với cùng kỳ năm 2018. Tính đến hết quý IV/2020, tổng tài sản của Vicem Hà Tiên là 10.041 tỷ đồng, giảm 248 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019, tương ứng mức giảm 2,41%. Giai đoạn 2018-2020, mức giảm của tổng tài sản đạt trung bình gần 2,82%/năm, thấp hơn so với mức giảm tổng tài sản trung bình giai đoạn 2015-2018, đạt 3,84%/năm. Để phân tích rõ hơn về tình hình biến động tài sản giai đoạn 2018-2020 của Vicem Hà Tiên, ta có bảng sau:

Bảng 2.2.1.1. Tỉnh hình biến động quy mô và cơ cấu tài sản Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 giai đoạn 2018-2020. (Đơn vị: VNĐ) Năm 2018 TÀI Giá trị SẢN (1) A.TÀI 1.923.164.700.4 SẢN 37 NGẮN HẠN I.Tiền và 776.301.677.799 các khoản tương đương tiền II.Đầu tư 10.303.297.302 tài chính ngắn hạn III.Các 453.240.787.841 khoản phải thu ngắn hạn IV.Hàng 654.189.320.578 tồn kho

V.Tài 29.129.616.917 sản ngắn hạn khác B.TÀI 8.707.884.215.3 SẢN 46 DÀI HẠN I.Phải 11.739.437.393 thu dài hạn II.Tài 7.478.793.925.6 sản cố 20 định III.Tài 989.568.592.749 sản dở dang dài hạn IV.Đầu 26.644.100.000 tư tài chính dài hạn V.Tài 201.138.159.584 sản dài hạn khác TỔNG 10.631.048.915. TÀI 783 SẢN

a. Phân tích biến động về quy mô tài sản

v Biến động quy mô tài sản năm 2019 so với năm 2018

Cuối năm 2019, tổng tài sản của Vicem Hà Tiên đạt 10.289 tỷ, giảm 342 tỷ so với năm 2018, mức giảm tương ứng 3,22%. Nguyên nhân tổng tài sản giảm là do tài sản ngắn hạn tăng từ 1.923 tỷ (năm 2018) lên 2.074 tỷ, tương ứng 151 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu do hàng tồn kho tăng 74,8 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 11,5%. Hàng tồn kho tăng nguyên nhân lớn nhất là do nguyên vật liệu tăng (tăng 32,6%), bên cạnh đó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và công cụ dụng cụ cũng tăng nhưng mức tăng không đáng kể. Nguyên nhân tiếp theo khiến tài sản ngắn hạn tăng là do tăng của các khoản phải thu ngắn hạn là 46,1 tỷ, tương ứng tăng 10,2%, nguyên nhân khoản mục này tăng là do khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng 11,8% so với năm 2018.

Bên cạnh đó, tài sản dài hạn năm 2019 giảm 494 tỷ so với năm 2018, tương ứng giảm 5.67%. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do chi phí khấu hao tài sản cố định và giảm tài sản dở dang dài hạn, mức giảm của hai khoản mục này lần lượt là 619,7 tỷ và 15,5 tỷ đồng so với năm 2018. Khấu hao tài sản cố định giảm do công ty đã thế chấp một số tài sản cố định hữu hình cho các khoản vay ngắn hạn và dài hạn; Đồng thời chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm so với năm 2018 là do chi phí các dự án tại Bình Phước và Kiên Lương giảm, riêng dự án BOT Phú Hữu, một phần chi phí đã được thế chấp cho các khoản vay dài hạn.

Từ đó có thể thấy, tuy tài sản ngắn hạn năm 2019 tăng nhưng mức tăng của tài sản ngắn hạn nhỏ hơn mức giảm của tài sản dài hạn, điều này dẫn đến tổng tài sản năm 2019 giảm so với năm 2018.

v Biến động quy mô tài sản năm 2020 so với năm 2019

Tổng tài sản của Vicem Hà Tiên tính đến quý IV/2020 đạt 10.040 tỷ, tương ứng giảm 248 tỷ, mức giảm 2,41% so với năm 2019. Nguyên nhân chính là do tài sản ngắn hạn tăng 259 tỷ và tài sản dài hạn giảm 507 tỷ đồng.

Tài sản ngắn hạn năm 2020 tăng 259 tỷ đồng so với năm 2019, tương ứng mức tăng 12,5%. Nguyên nhân chủ yếu gây ra mức tăng này là do tiền và các khoản tương đương tiền tăng 261 tỷ, tương ứng tăng 29,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng mạnh nhất của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong giai đoạn

2018-2020, cao hơn mức tăng năm 2019 so với năm 2018 gần 6,5 lần. Lí do là bởi năm 2020 với bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam chịu khủng hoảng lớn do dịch bệnh, việc các doanh nghiệp cần tiền mặt để chủ động trong việc thanh toán các khoản nợ tới hạn cũng như đề phòng các rủi ro nợ khó đòi là vô cùng cần thiết và với Vicem Hà Tiên cũng vậy.

Tài sản dài hạn trong năm 2020 giảm 506 tỷ đồng, tương ứng giảm 6,2%, chủ yếu do chi phí khấu hao tài sản cố định hàng năm giảm 529 tỷ đồng so với năm 2019. So với năm 2019, tuy tài sản ngắn hạn có tăng nhưng lượng tăng không đủ bù đắp cho mức giảm của tài sản dài hạn khiến tổng tài sản của Vicem Hà Tiên năm 2020 giảm so với năm 2019.

b. Phân tích biến động về cơ cấu tài sản

Có thể thấy, trong giai đoạn 2018-2020, Vicem Hà Tiên đã có động thái điều chỉnh tỷ trọng các khoản mục trong tổng tài sản. Cụ thể, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2.1.1b. Diễn biến cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 giai đoạn 2018-2020. (Đơn vị:%)

v Biến động cơ cấu tài sản năm 2019 so với năm 2018

Năm 2019, tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng từ 18,09% lên 20,16%, tương ứng mức tăng 2,07% và tỷ trọng tài sản dài hạn giảm 2,07% so với năm 2018. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu do tỷ trọng của các khoản tương đương tiền tăng lên 2,66% trong khi tiền giảm 2,01%, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 0,59% và hàng tồn kho tăng 0,94%. Nguyên nhân tiền giảm khá mạnh là do doanh nghiệp chưa thu hồi được

nợ, bị chiếm dụng vốn và mua hàng tồn kho dự trữ. Khoản phải thu khách hàng tăng lên do doanh nghiệp nới lỏng chính sách bán chịu và chưa sát sao trong việc đòi nợ. Hàng tồn kho tăng lên chủ yếu do tốc độ lưu chuyển hàng chậm, điều này gây ra tình trạng ứ đọng vốn cho doanh nghiệp. Nhìn chung, tỷ trọng của các chỉ tiêu tăng lớn hơn tỷ trọng các chỉ tiêu giảm nên tổng tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản vẫn tăng.

Tỷ trọng tài sản dài hạn giảm 2,07% là do trong năm doanh nghiệp hầu như không đầu tư thêm tài sản cố định, giá trị còn lại giảm là do doanh nghiệp trích khấu hao tài sản cố định.

v Biến động cơ cấu tài sản năm 2020 so với năm 2019

Năm 2020, tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng lên 3,07%, tương ứng mức tăng 1% so với năm 2019. Nguyên nhân gây tăng tài sản ngắn hạn chủ yếu là do tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền tăng 2,8%, tỷ trọng các khoản phải thu tăng 0,02% và tỷ trọng hàng tồn kho tăng 0,05%. Trong năm này, tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang chủ động hơn trong việc nắm giữ, sử dụng nguồn vốn và kiểm soát rủi ro. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình nền kinh tế trong năm khi mà cả nước đang đối mặt với dịch bệnh Covid 19. Hàng tồn kho tăng do tốc độ lưu chuyển hàng chậm, nguyên nhân gây nên do việc đóng cửa giãn cách xã hội trong thời điểm cao điểm của dịch bệnh. Tuy vậy, mức tăng của hàng tồn kho không cao nên không gây ra khó khăn lớn cho doanh nghiệp.

Cũng giống như năm 2019, tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2020 giảm 3,07% là do doanh nghiệp không chú trọng đầu tư thêm nhiều vào tài sản cố định mà việc giảm tỷ trọng của chỉ tiêu tài sản cố định là do doanh nghiệp trích khấu hao gây nên.

Từ đó có thể thấy, trong cả giai đoạn 2018-2020, cơ cấu tài sản của Vicem Hà Tiên có xu hướng dịch chuyển tăng tài sản ngắn hạn và giảm tài sản dài hạn.

2.2.1.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn

Cũng giống như tổng tài sản, tổng nguồn vốn của Vicem Hà Tiên cuối năm 2019 đạt 10.289 tỷ, giảm 342 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 3,22% so với cùng kỳ năm 2018. Tính đến hết quý IV/2020, tổng nguồn vốn của Vicem Hà Tiên là 10.041 tỷ đồng, giảm 248 tỷ đồng tương ứng mức giảm 2,41% so với cùng kỳ năm 2019. Để thấy rõ hơn tình hình biến động nguồn vốn, ta có bảng phân tích số liệu như sau:

Bảng 2.2.1.2. Tình hình biến động quy mô và cơ cấu nguồn vốn Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 giai đoạn 2018-2020. (Đơn vị: VNĐ) Năm 2018 NGUỒN VỐN Giá trị (1) C.NỢ 5.453.967.587. PHẢI TRẢ 768 I.Nợ ngắn 3.727.352.439. hạn 517 II.Nợ dài 1.726.615.148. hạn 251 D.VỐN 5.177.081.328. CHỦ SỞ 015 HỮU I.Vốn chủ 5.177.081.328. sở hữu 015 TỔNG 10.631.048.91 NGUỒN 5.783 VỐN

a. Phân tích biến động về quy mô nguồn vốn

v Biến động quy mô nguồn vốn năm 2019 so với năm 2018

Cuối năm 2019, tổng nguồn vốn của Vicem Hà Tiên đạt 10.289 tỷ, giảm 342 tỷ so với năm 2018, tương đương mức giảm 3,22%. Nguyên nhân khiến quy mô tổng nguồn vốn năm 2019 giảm là do nợ phải trả giảm và vốn chủ sở hữu tăng.

Nợ phải trả năm 2019 giảm 530 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 9,7% so với năm 2018. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do các khoản vay dài hạn giảm từ 1.719 tỷ xuống 807 tỷ , tương ứng giảm 911 tỷ đồng, mức giảm này lên đến 53%. Mức giảm này được gây lên bởi các khoản vay dài hạn ngân hàng giảm. Nợ ngắn hạn tăng 374 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 10% so với năm 2018. Nguyên nhân gây tăng nợ ngắn hạn chủ yếu là do tăng các khoản vay ngắn hạn ngân hàng lên tới 12% nhằm mục đích bổ sung nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp, các khoản vay có thời hạn 6 tháng kể từ ngày giải ngân.

Như vậy có thể thấy trong năm 2019, Vicem Hà Tiên có xu hướng giảm sử dụng nợ dài hạn và tăng sử dụng nợ ngắn hạn, điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc duy trì dòng tiền và luân chuyển vốn trong thời gian ngắn.

Vốn chủ sở hữu năm 2019 tăng 187 tỷ, tương ứng tăng 3,6% so với năm 2018, đây là mức tăng không quá cao nhưng biểu hiện rõ thay đổi xu hướng sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguyên nhân chính khiến vốn chủ sở hữu tăng là do quỹ đầu tư phát triển tăng 96,2 tỷ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 92 tỷ so với năm 2018. Từ đó có thể thấy, năm 2019 Vicem Hà Tiên đã bổ sung vốn vào quỹ đầu tư để tăng vốn chủ sở hữu, tuy vốn chủ sở hữu tăng nhưng mức tăng nhỏ hơn mức giảm của nợ phải trả nên tổng nguồn vốn vẫn có xu hướng giảm so với năm 2018.

v Biến động quy mô nguồn vốn năm 2020 so với năm 2019

Năm 2020, tổng nguồn vốn của Vicem Hà Tiên giảm từ 10.288 xuống còn 10.040 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 2,47% so với năm 2019. Nguyên nhân gây giảm tổng nguồn vốn là do nợ phải trả giảm và vốn chủ sở hữu tăng.

Nợ phải trả năm 2020 giảm 276 tỷ so với năm 2019, tương ứng giảm 5,6%, Mức giảm này nhỏ hơn mức giảm của năm 2019 so với năm 2010. Nguyên nhân gây giảm nợ phải trả chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng và giảm nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn tăng 526 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 12,8%, nguyên nhân do tăng các khoản phải trả

ngắn hạn khác, cụ thể là tăng cổ tức phải trả cho cổ đông. Nợ dài hạn giảm 97,7% so với năm 2019. Đây là mức giảm mạnh, nguyên nhân là do doanh nghiệp đã tất toán được các khoản nợ vay dài hạn tài trợ các dự án đầu tư (có thời hạn thanh toán từ 1-5 năm) hơn 803 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu năm 2020 tăng 28 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 0,52% so với năm 2019. Nguyên nhân gây tăng chủ yếu là do nguồn vốn mà Vicem Hà Tiên bỏ vào quỹ đầu tư phát triển tăng lên 154 tỷ đồng, tương ứng tăng 25% so với năm 2019.

Từ phân tích trên có thể thấy được, trong năm 2020, Vicem Hà Tiên vẫn tiếp tục đưa thêm vốn vào quỹ đầu tư phát triển và đã tất toán được một số các khoản vay dài hạn, giúp giảm áp lực nợ vay cho doanh nghiệp. Việc tăng nợ phải trả là do tăng trả cổ tức cho cổ đông, điều này chứng tỏ vốn hoá của doanh nghiệp trên thị trường có dấu hiệu tăng tốt. Điều này hoàn toàn hợp lý với bối cảnh Kinh tế - Xã hội năm 2020, khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, hầu hết các lĩnh vực đều bị đình trệ. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như Vicem Hà Tiên thì hầu như không bị tác động nhiều.

b. Phân tích biến động về cơ cấu nguồn vốn

Từ bảng số liệu có thể thấy trong giai đoạn 2018 – 2020, ViCem Hà Tiên đã có các phương án điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn của mình để đảm bảo tính phù hợp với chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2.1.2. Diễn biến cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 giai đoạn 2018-2020. (Đơn vị: %)

v Biến động cơ cấu nguồn vốn năm 2019 so với năm 2018

Năm 2019 Vicem Hà Tiên có xu hướng giảm tỷ trọng nợ phải trả và tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu. Cụ thể: Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là 47,86%, giảm 3,44%; Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là 52,14%, tăng 3,44% so với năm 2018.

Tỷ trọng nợ phải trả giảm nguyên nhân chính là do tăng các khoản vay ngắn hạn và giảm các khoản vay dài hạn. Điều này thể hiện Vicem Hà Tiên đang hết sức chú trọng vào việc tái cơ cấu nợ vay, việc giảm tỷ trọng nợ vay dài hạn giúp doanh nghiệp đảm bảo được khả năng trả nợ; Đồng thời việc tăng sử dụng các khoản vay ngắn hạn giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc sử dụng và luân chuyển nguồn vốn.

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2019 tăng so với năm 2018 nguyên nhân chủ yếu là do tăng tỷ trọng vốn cổ phần 1,19%, tăng tỷ trọng quỹ đầu tư phát triển 1,1% và tăng tỷ trọng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1,12%. Vốn cổ phần của Vicem tăng là hợp lý khi mà số lượng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp tăng.

v Biến động cơ cấu nguồn vốn năm 2020 so với năm 2019

Trong năm 2020, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tiếp tục có xu hướng giảm tỷ trọng nợ phải trả và tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu. Cụ thể: Tỷ trọng nợ phải trả năm 2020 là 46.29%, tương ứng mức giảm 1,57% và tỷ trọng vốn chủ sử hữu là 53,71%, tương ứng mức tăng 1,57%.

Tỷ trọng nợ phải trả giảm nguyên nhân chính là do tỷ trọng nợ ngắn hạn tiếp tục tăng và tỷ trọng nợ dài hạn giảm. Tỷ trọng nợ ngắn hạn năm 2020 tăng 6,23%, cao hơn mức tăng năm của năm 2019, lí do tăng chủ yếu do tăng tỷ trọng các khoản phải trả ngắn hạn khác và tăng tỷ trọng nợ phải trả người bán. Tỷ trọng nợ dài hạn giảm 7,8% do các khoản vay dài hạn đã được tất toán. Có thể thấy, trong năm 2020

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 giai đoạn 2018 – 2020 i (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w