Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chi phí

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 giai đoạn 2018 – 2020 i (Trang 107 - 108)

Qua quá trình phân tích, ta có thể thấy việc gia tăng các chi phí của Vicem Hà Tiên diễn ra qua từng năm. Để có thể quản lý chi phí một cách chặt chẽ, giúp kiểm soát sao cho tốc độ tăng của các chi phí thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu, cần có những biện pháp cụ thể như:

Đối với chi phí nguyên nhiên vật liệu: Công ty cần lập kế hoạch dự trữ, thu mua nguyên nhiên vật liệu, các linh kiện phụ tùng máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất một cách đúng, đủ và kịp thời. Kèm theo đó là phải tìm được nhà cung ứng nguyên nhiên vật liệu đầu vào có chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá cả hợp lý, yêu cầu nhà cung cấp đảm bảo thời gian giao hàng và chất lượng hàng cung ứng.

Đối với chi phí giá vốn hàng bán: Doanh nghiệp có thể giảm chi phí giá vốn hàng bán bằng cách đàm phán, thoả thuận giảm các chi phí liên quan đến mua hàng, đồng thời có thể nâng giá bán của sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải tính toán thận trọng vì vấn đề giá bán là vấn đề hết sức nhạy cảm với doanh thu.

Với chi phí bán hàng: Để có thể giảm chi phí bán hàng, doanh nghiệp cần nhất là nâng cao việc tương tác với các khách hàng cũ, bởi đây là một kênh quan trọng giúp doanh nghiệp có thể vừa tăng sản lượng tiêu thụ đầu ra cho khách hàng thường xuyên, vừa có khả năng tăng tập khách hàng mới mà không tốn thêm chi phí quảng cáo. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên thường xuyên đổi mới các chiến lược kinh doanh, hướng đến xu hướng sáng tạo, thu hút khách hàng và sử dụng các công cụ thay vì bỏ chi phí ra thuê dịch vụ con người từ bên ngoài.

Với chi phí quản lý doanh nghiệp: Trong chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí dành cho người lao động luôn chiếm tỷ trọng lớn. Để có thể giảm chi phí quản lý mà không phải cắt giảm số lượng nhân công, doanh nghiệp nên có những chiến lược tái cơ cấu bộ máy nhân sự nhằm luân chuyển, sắp xếp, phân công công việc hợp lý, tránh việc yêu cầu nhân công phải làm thêm giờ và doanh nghiệp phải trả lương cho mỗi giờ làm thêm. Hơn nữa, khi làm thêm giờ, nhân công sẽ không đủ sức khoẻ để hoàn thành công việc với năng suất tốt nhất.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xem xét, rà soát lại những thủ tục, quy trình làm việc của doanh nghiệp mình nhằm cắt giảm những công việc rườm rà, thừa thãi, gây lãng phí.

Tiếp đến, doanh nghiệp cần có các giải pháp trong việc lựa chọn nhà cung cấp bởi khi lựa chọn được nhà cung cấp tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí. Cụ thể, một nhà cung cấp tốt nhất là nhà cung cấp sẽ đáp ứng được tối đa nhu cầu của doanh nghiệp với chi phí tối ưu nhất.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 giai đoạn 2018 – 2020 i (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w