Những nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại minh đăng (Trang 26 - 27)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.4.1Những nhân tố khách quan

Đây là nhóm nhân tố có tác động mang tính chất khách quan tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

+ Cơ chế quản lý và các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Nhà nước tạo ra môi trường hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển, đồng thời định hướng hoạt động cho các doanh nghiệp thông qua các chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đầu tư,... cũng có thể ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải luôn nhạy bén, chủ động điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình phù hợp chính sách kinh tế của Nhà nước.

+ Môi trường cạnh tranh: Cơ chế thị trường là cơ chế có sự cạnh tranh gay gắt. Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy các doanh nghiệp nỗ lực tìm mọi cách để phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nó cũng có mặt trái là nếu cạnh tranh quá gay gắt sẽ có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp do mức lợi nhuận sẽ bị giảm. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải không ngừng đầu tư nhằm tìm mọi cách giảm chi phí, tăng lợi nhuận để có thể đứng vững trên thị trường.

+ Cung cầu trên thị trường: Yếu tố cung cầu trên thị trường có tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tới hiệu quả sử dụng vốn. Cung, cầu trên thị trường ảnh hưởng tới khối lượng sản phẩm có thể tiêu thụ. Như vậy, việc dự đoán được một cách tương đối chính xác cung, cầu trên thị trường trong tương lai lại là một điều vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp.

+ Mức độ lạm phát của nền kinh tế: Lạm phát cao sẽ làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút, doanh nghiệp phải ứng ra một lượng vốn lớn hơn để có những tài sản tương đương như cũ, khi đó năng lực vốn sẽ bị giảm. Mặt khác, trong thời kỳ

lạm phát thu nhập người dân điều chỉnh chậm gây khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, nếu như doanh nghiệp không có biện pháp quản lý tốt có thể dẫn tới tình trạng mất vốn, có thể làm cho doanh nghiệp trên bờ vực phá sản.

+ Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật: Khoa học công nghệ sẽ tạo ra cơ hội cũng như thách thức đối với doanh nghiệp. Nó sẽ là cơ hội cho những doanh nghiệp chấp nhận mạo hiểm, tiếp cận tiến bộ khoa học. Ngược lại, sẽ là nguy cơ đối với doanh nghiệp không chịu tiếp cận khoa học công nghệ mới.

+ Những rủi ro bất thường xảy ra trong quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp không lường trước được: Những rủi ro kinh doanh như nợ khó đòi, sự phá sản của các bạn hàng, đối tác,... hay các rủi ro từ phía thiên nhiên như thiên tai, hỏa hoạn, bão lụt,... đều làm thiệt hại đến tài sản, tiền vốn và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Hiện nay, Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, điều đó tạo ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội cũng như khó khăn thách thức. Đứng trước tình hình đó, các doanh nghiệp phải tập trung tận dụng lợi thế, khắc phục khó khăn để tồn tại, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại minh đăng (Trang 26 - 27)