5. Kết cấu của đề tài
2.3.2.3. Tình hình quản trị các khoản phải thu
Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu hàng hóa là tất yếu diễn ra thường xuyên và liên tục, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hình thành các khoản nợ phải thu ngắn hạn. Tăng các khoản phải thu có ưu điểm là tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận nhưng cũng làm tăng chi phí quản lý, thu hồi nợ, đồng thời tăng rủi ro mất vốn. Vì vậy, việc quản lý các khoản phải thu là đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Minh Đăng nói riêng, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm.
Bảng 2.12. Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của Công ty
(Đơn vị tính: VNĐ)
Chỉ tiêu Số dư
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Doanh thu thuần 211.405.020.568 142.716.405.891 131.406.785.618 Các khoản phải thu
ngắn hạn bình quân 13.649.181.585 11.119.023.626 7.788.985.552 Vòng quay khoản phải
thu (vòng) 15,49 12,84 16,87
Kỳ thu hồi nợ bình
quân (ngày) 23,24 28,05 21,34
(Nguồn: Tác giả tính toán theo báo cáo tài chính Công ty giai đoạn 2018 - 2020)
Từ số liệu ở bảng 2.12, ta thấy vòng quay khoản phải thu có xu hướng không ổn định, cho thấy tình hình thu hồi công nợ của Công ty trong giai đoạn 2018 - 2020 nhìn chung là không tốt. Cụ thể số vòng quay các khoản phải thu của Công ty năm 2019 thấp hơn năm 2018. Năm 2018, số vòng quay các khoản phải thu là 15,49 vòng nhưng sang đến năm 2019 giảm 2,65 vòng (chỉ còn 12,84 vòng). Điều này chứng tỏ hiệu quả công tác thu hồi các khoản nợ của công ty là chưa tốt. Năm 2020, số vòng quay các khoản phải thu đã tăng mạnh, tăng lên tới 31,44% vòng tương ứng tăng 4,03 vòng so với năm 2019. Sự tăng này cho thấy trong giai đoạn 2019 - 2020,
công ty đã có những chính sách hiệu quả trong việc thu hồi các khoản phải thu để tránh tình trạng ứ đọng vốn trong thanh toán làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Kì thu hồi nợ bình quân là một chỉ tiêu đo thời gian của vòng quay các khoản phải thu, nên khi vòng quay các khoản phải thu giảm thì kì thu hồi nợ bình quân sẽ tăng và ngược lại. Theo kết quả ở bảng 2.12 thì kì thu hồi nợ bình quân của Công ty từ mức 23,24 ngày (năm 2018) tăng lên 28,05 ngày (năm 2019) và giảm mạnh xuống còn 21,34 ngày (năm 2020). Chứng tỏ thời gian chiếm dụng vốn của các đối tác đối với những khoản nợ với công ty ngày càng được rút ngắn do công ty đã thực hiện những chính sách thắt chặt tín dụng, bên cạnh đó công ty còn áp dụng một số biện pháp thu hồi công nợ như: nghiên cứu kỹ khả năng tài chính của khách hàng trước khi ký kết hợp đồng và sử dụng giá chiết khấu trong thanh toán nhằm làm giảm các khoản nợ phải thu, giảm tình trạng vốn bị chiếm dụng trong kinh doanh.