5. Kết cấu của đề tài
3.2.3 Tăng doanh thu, giảm chi phí để tăng lợi nhuận công ty
• Tăng doanh thu:
Tăng doanh thu sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Doanh thu của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Minh Đăng năm 2018 - 2020 có sự tăng giảm thất thường nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi lại đem lại lợi nhuận rất thấp. Công ty cần có các biện pháp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu bán hàng nhằm tăng số vòng luân chuyển vốn trong năm, nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như mức độ đảm nhiệm của vốn.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt tâm lý, nhu cầu thị trường, xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp. Thị trường chính là chiến trường chính của công ty, tất cả mọi cuộc cạnh tranh, mọi thủ đoạn, mọi hàng hóa, mọi kết quả đều được diễn ra trên thị trường. Chính vì thế mà công ty không thể không nghiên cứu thị trường thấu đáo, kỹ lưỡng trước khi xây dựng những chiến lược, kế hoạch kinh doanh đúng đắn. Đặc biệt trong hoàn cảnh cạnh tranh giữa các công ty ngày càng gay gắt thì việc nghiên cứu thị trường để tìm ra hướng đi đúng đắn càng có tầm quan trọng hơn nữa.
Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, duy trì và phát triển các mối quan hệ làm ăn lâu dài với các khách hàng lâu năm, tìm và mở rộng quan hệ với các khách hàng mới.
Phát triển thêm thị trường mới, tiềm năng mới, xây dựng các kế hoạch dài hạn.
• Giảm chi phí
Năm 2020, mặc dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự sụt giảm hơn so với năm 2019 khoảng 28,95% nhưng đồng thời giá vốn hàng bán lại cũng có
sự sụt giảm theo. Giá thành là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Giá bán thấp hơn sẽ đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tốc độ luân chuyển vốn cũng tăng. Hạ thấp giá thành còn tạo điều kiện cho công ty có thể giảm bớt lượng vốn lưu động sử dụng vào sản xuất do công ty đã tiết kiệm được các chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí quản lý,.. Để thực hiện được điều này, công ty nên thực hiện một số giải pháp như:
- Lập dự toán chi phí hàng năm: Công ty phải tính toán trước mọi chi phí cho sản xuất kinh doanh kỳ hoạch. Để tìm được điều này đòi hỏi công ty phải có một hệ thống các định mức chi phí hoàn chỉnh và phù hợp để làm cơ sở cho việc lập dự toán các khoản chi phí trong kỳ.
- Công ty cần tiến hành loại bỏ, giảm bớt các chi phí bất hợp lý, không cần thiết để đảm bảo tiết kiệm trong chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, có thể xem xét giảm chi phí tồn kho, quản lý tốt các khoản phải thu để giảm lượng vốn bị chiếm dụng.
- Luôn chú trọng đổi mới công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng lực sản xuất, đồng thời sẽ giảm bớt được chi phí nhân công.
- Quản trị tốt các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, xây dựng định mức cụ thể và có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Bên cạnh đó, công ty cần phải liên tục rà soát, kiểm tra các loại chi phí chưa hợp lý để từ đó có những điều chỉnh hoặc cắt giảm phù hợp.
3.2.4 Xây dựng cơ cấu nguồn cán bộ công nhân viên hợp lý, thực hiện đúng chức năng
Nguồn cán bộ công nhân viên là một trong các nguồn lực cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, do đó số lượng và chất lượng nguồn cán bộ công nhân viên có ảnh hưởng rất nhiều đối với công ty. Để thực hiện điều này, công ty cần:
- Cải thiện bộ máy công ty gọn nhẹ hơn nữa, phân định rõ ràng, trách nhiệm chức năng của từng bộ phận, đồng thời cũng tăng cường hỗ trợ các phòng ban, đặc biệt là phòng Kế toán.
- Với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, công ty luôn cần những người lao động có tay nghề cao để có thể vận hành. Vì vậy, việc bồi dưỡng, đào tạo và tuyển
dụng các công nhân có trình độ cao, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật tốt là một yêu cầu quan trọng đối với công ty.
- Đi đôi với nâng cao tay nghề, bồi dưỡng đội ngũ quản lý cho các cán bộ công nhân viên là chính sách đãi ngộ của công ty. Công ty cần gắn quyền lợi của
cán bộ công nhân viên với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Có chế độ lương thưởng hàng tháng, hàng quý, hàng năm đối với các cán bộ công nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ngoài ra, công ty cũng cần xây dựng tốt văn hóa doanh nghiệp, đây là một điều mà công ty đang còn thiếu. Ví dụ như các hoạt động văn hóa, thể thao, giao lưu văn nghệ, nâng cao đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn thành công thì phải quản trị thành công đồng vốn. Để quản trị vốn thành công, việc tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là nội dung hết sức quan trọng.
Đối với Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Minh Đăng, tuy đã quan tâm chú ý tới công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhưng công ty vẫn còn một số tồn tại ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng vốn. Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế còn khó khăn như hiện nay đã bộc lộ nhiều hạn chế. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn này, em đã thực hiện việc nghiên cứu, vận dụng những kiến thức đã được học đồng thời tiếp cận với tình hình thực tế tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Minh Đăng để có thể đưa ra được những đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian thực hiện, điều kiện nghiên cứu và khả năng nhận thức còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được những ý kiến góp ý, xây dựng của các thầy giáo, cô giáo để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Mỹ Hằng Phương đã rất tận tình và có những chỉ dẫn thiết thực trong suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn thành bào báo cáo thực tập này. Em cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Tài chính - Đầu tư cùng các cán bộ trong Phòng Kế toán của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Minh Đăng đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để em hoàn thành bài báo cáo này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Minh Đăng các năm 2018, 20219, 2020.
2. Khoa Tài chính Đầu tư - Học viện Chính sách và Phát triển. Đề cương bài giảng môn Tài Chính Doanh Nghiệp.
3. Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ - TS. Nghiêm Thị Thà (2015). Giáo trình Phân tích tài chính Doanh nghiệp. Nhà xuất bản Tài chính.
4. Chủ biên PGS.TS. Trần Ngọc Thơ (2005). Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Nhà xuất bản Thống kê.
5. GS. TS. Nguyễn Thị Cành (2008). Quản trị tài chính. Nhà xuất bản Thống kê.
6. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ – PGS.TS. Nghiêm Thị Thà (2017). Giáo trình Phân tích Tài chính. Nhà xuất bản Tài chính