Tình hình tài sản

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại minh đăng (Trang 38 - 42)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.1.1 Tình hình tài sản

Tình hình tài sản của công ty trong giai đoạn 2018 - 2020 được tổng hợp qua bảng số liệu dưới đây:

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Doanh thu Lợi nhuận Chi phí

Bảng 2.2. Cơ cấu tài sản và tình hình biến động tài sản của Công ty

(Đơn vị tính: VNĐ)

Chỉ tiêu Số dư Chênh lệch 2020 - 2019

Nội dung Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số lượng Tỷ lệ (%)

TÀI SẢN NGẮN HẠN 22.202.151.999 14.885.376.528 15.220.553.663 335.177.135 2,25

Tiền và các khoản tương đương

tiền 741.218.851 1.567.530.694 1.892.377.405 324.846.711 20,72

Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - -

Các khoản phải thu ngắn hạn 14.393.984.920 7.844.062.332 7.733.908.772 -110.153.560 -1,40 Hàng tồn kho 5.513.378.373 4.668.232.518 4.230.908.997 -437.323.521 -9,37 Tài sản ngắn hạn khác 1.553.569.855 805.550.984 1.363.358.489 557.807.505 69,25

TÀI SẢN DÀI HẠN 46.000.000.000 46.000.000.000 51.000.000.000 5.000.000.000 10,87

Các khoản phải thu dài hạn - - - - -

Tài sản cố định 36.000.000.000 36.000.000.000 45.000.000.000 9.000.000.000 25 Bất động sản đầu tư 5.000.000.000 4.000.000.000 5.000.000.000 1.000.000.000 25

Tài sản dở dang dài hạn - - - - -

Các khoản đầu tư tài chính dài

hạn 5.000.000.000 6.000.000.000 1.000.000.000 -5.000.000.000 -83,3

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 68.202.151.999 60.885.376.528 66.220.553.663 5.335.177.135 8,76

Hình 2.3: Kết cấu tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Minh Đăng giai đoạn 2018 - 2020

(Nguồn:Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2018 - 2020)

Cơ cấu tài sản của Công ty qua các năm 2018,2019 và 2020 thì tài sản dài hạn luôn chiếm ưu thế hơn tài sản ngắn hạn là:

Qua bảng số liệu 2.1 và hình vẽ 2.1, tài sản ngắn hạn của công ty năm 2020 là 15.220.553.663 đồng, tăng 2,25% so với năm 2019. Trong giai đoạn 2018 - 2020, công ty có sự thay đổi lớn trong cơ cấu tài sản khi dịch chuyển từ tài sản dài hạn sang tài sản ngắn hạn. Năm 2020, tài sản ngắn hạn chiếm 23% trong tổng tài sản, thay đổi khá nhiều so với năm 2019. Tài sản ngắn hạn tăng nguyên nhân chủ yếu do các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh, bên cạnh đó, tiền và các khoản tương đương tiền có tốc độ tăng không đáng kể, hàng tồn kho thì giảm nhẹ, trong khi tài sản ngắn hạn khác tăng mạnh 557.807.505 đồng tương ứng với 69,25% so với năm 2019.

Trong khi đó, tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản năm 2018 là 67,5%, năm 2019 là 75,6% và năm 2020 là 77%. TSDH năm 2020 đạt 51.000.000.000 đồng, tăng 5.000.000.000 đồng tương ứng tăng 10,87% so với năm 2019 chủ yếu do sự tăng của các khoản mục tài sản cố định. Năm 2020, Công ty đã kí kết được hợp đồng đưa đón nhân viên với công ty Ford nên Công ty mua thêm 02 xe Toyota 26 chỗ và 2 xe Huyndai Universe 45 chỗ. Cụ thể: 0 5000 10000 15000 20000 25000

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản phải thu ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn khác Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn

- Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền là tài sản chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản, tỷ trọng này có xu hướng tăng từ năm 2018 đến năm 2020. Năm 2020, lượng tiền mặt của công ty đạt 1.892.377.405 đồng (chiếm 12,4% trong tổng vốn lưu động), tăng 324.846.711 đồng tương ứng tăng 20,7% so với năm 2019. Lượng tiền tăng lên (do khách hàng thanh toán tiền) nhiều hơn để đảm bảo các khoản chi phí như: khả năng thanh toán nhanh cho các nhà cung cấp, trả lương cho nhân viên, giao dịch với các đối tác. Bên cạnh đó, sự biến động giá cả thị trường cũng là một nguyên nhân khiến công ty dự trữ tiền mặt lớn hơn để có thể chủ động đáp ứng kịp thời.

- Các khoản phải thu

Các khoản phải thu ngắn hạn là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn cũng khá ổn định trong giai đoạn 2018 - 2020 ở mức trên 50%. Vào thời điểm năm 2020, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty là 7.733.908.772 đồng, chiếm khoảng 51% trong tổng tài sản, tuy nhiên lại giảm 110.153.560 đồng tương ứng giảm 1,4% so với năm 2019. Sự giảm đi này cho thấy công ty đã có những động thái tích cực để thu hồi các khoản nợ. Đây là một dấu hiệu tốt thể hiện năng lực quản lý vốn của Ban Giám đốc và các nhà quản lý trong Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Minh Đăng. Công ty đã biết vận dụng phương thức thanh toán hợp lý và có quan hệ với khách hàng tin cậy, đúng đắn. Các khoản phải thu giảm giúp công ty tránh được ứ đọng vốn, sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

- Hàng tồn kho

HTK năm 2020 là 4.230.908.997 đồng, giảm 437.323.521 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 9,37% so với năm 2019. Tuy nhiên, do công ty chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nên giá trị thuần của hàng tồn kho vào thời điểm năm 2020 vẫn nguyên là 4.230.908.997 đồng và toàn bộ đều là hàng hóa. Việc giảm hàng tồn kho cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty đang có dấu hiệu tốt dần lên. Bên cạnh đó, để đối mặt với tình hình kinh tế suy thoái, công ty đã chủ động giảm hàng tồn kho đến mức tối ưu nhằm cắt giảm chi phí quản lý hàng tồn kho nhưng mức độ hàng tồn kho vẫn được đảm bảo duy trì ở mức hợp lý. Tuy nhiên

giảm hàng tồn kho đã làm cho công ty bị động trước những hợp đồng bổ sung, làm ảnh hưởng đến uy tín của khách hàng đối với công ty.

- Tài sản ngắn hạn khác

Tài sản ngắn hạn khác biến động qua các năm và năm 2018 chiếm tỷ trọng cao nhất trong TSNH (năm 2018 chiếm 7% TTS). Tài sản ngắn hạn khác trong năm 2019 giảm 748.018.871 đồng so với năm 2018. Sang đến năm 2020, tài sản ngắn hạn khác tăng 557.807.505 đồng tương ứng với tỷ lệ 69,25% so với năm 2019. Nguyên nhân tăng là do Công ty chưa có chính sách quản lý đúng đắn nên chi phí quản lý quá cao dẫn đến khoản chi phí chờ kết chuyển tăng mạnh.

Tài sản dài hạn

Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản và tỷ trọng này có xu hướng tăng. Năm 2018, tỷ trọng TSCĐ chiếm 67,5% trong TTS, đến năm 2019 tỷ trọng tăng lên 75,6% và đến năm 2020 là 77%. Sang năm 2020, TSCĐ của công ty tăng 5.000.000.000 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 10,87% so với năm 2019. Nguyên nhân tăng TSCĐ là năm 2020, Công ty đã kí kết được hợp đồng đưa đón nhân viên với công ty Ford nên Công ty mua thêm 02 xe Toyota 26 chỗ và 2 xe Huyndai Universe 45 chỗ. Bên cạnh đó, công ty đã quyết định mở rộng cơ sở sản xuất nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty dẫn tới công ty phát sinh thêm tài sản cố định.

Như vậy, qua phân tích về tỷ trọng tài sản cũng như sự biến động của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Minh Đăng, ta có thể nhận thấy rằng: Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp có xu hướng dịch chuyển tăng tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Trong cơ cấu TSNH, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền và khoản mục tài sản ngắn hạn khác có xu hướng tăng lên; còn khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho là hai khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng giảm đi do công ty đã biết cách tiếp cận khó khăn của nền kinh tế tốt hơn với các công ty khác. Trong cơ cấu TSDH thì khoản mục tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và tỷ trọng này có xu hướng tăng lên.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại minh đăng (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)