0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI MINH ĐĂNG (Trang 54 -58 )

5. Kết cấu của đề tài

2.3.1.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

Đây là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Đồng thời đây cũng là nguồn thông tin quan trọng để các nhà quản lý đưa ra quyết định về tài chính trong tương lai. Các chỉ tiêu phản ánh về khả năng sinh lợi của Công ty gồm 3 chỉ số: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản (ROA), Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS).

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của Công ty

(Đơn vị tính: VNĐ)

Chỉ tiêu Số dư

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Doanh thu thuần 211.405.020.568 142.716.405.891 131.406.785.618 Tổng tài sản 68.202.151.999 60.885.376.528 66.220.553.663 Vốn chủ sở hữu 48.855.367.610 48.983.914.806 53.144.632.390 Lợi nhuận sau thuế 75.264.580 128.547.196 83.264.580

ROA 0,11% 0,21% 0,13%

ROE 0,15% 0,26% 0,17%

ROS 0,04% 0,09% 0,06%

(Nguồn: Tác giả tính toán theo Báo cáo tài chính Công ty giai đoạn 2018 - 2020)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản (ROA): Doanh lợi tài sản của doanh nghiệp năm 2020 giảm sút so với năm 2019. ROA năm 2020 đạt 0,13%, giảm 0,08% so với năm 2020. Nguyên nhân của tình hình này là do sự giảm sút nghiêm trọng của chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm và hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Minh Đăng chưa thực sự đạt hiệu quả. Từ đó Công ty cần có biện pháp cải thiện hai chỉ tiêu trên mới có hy vọng tăng mức ROA.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE): Doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm 2020 giảm mạnh so với năm 2019. ROE năm 2020 đạt 0,17%, giảm 0,09% so với năm 2019. Điều này không làm thỏa mãn các chủ sở hữu. Nguyên nhân cơ bản là do doanh thu thuần giảm, trong khi đó, chi phí tăng vẫn còn cao, điều đó dẫn đến lợi nhuận sau thuế quá thấp, khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu vì thế giảm sút một cách nghiêm trọng. Như vậy vốn chủ sở hữu đã hoạt động không hiệu quả so với năm 2019.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS): Mức doanh lợi tiêu thụ sản phẩm năm nay suy giảm với mức độ rất lớn so với năm trước. ROS năm 2020 đạt 0,06%, giảm 0,03% so với năm 2019, nghĩa là trong 1 đồng doanh thu thuần thì các chủ sở hữu của công ty sẽ nhận được 0,06 đồng lợi nhuận sau thuế,

giảm 0,03 đồng so với năm 2019. Năm 2020, doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng không đáng kể, trong khi đó chi phí mua hàng bán và chi phí khác vẫn tăng, tình hình đó dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm sút và kết quả là chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm quá thấp. Nguyên nhân của việc giảm xuống là do việc góp vốn, liên doanh liên kết của công ty chưa hiệu quả cũng như chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid - 19 dẫn đến lợi nhuận sau thuế của năm 2020 giảm mạnh. Để cải thiện tình hình này, Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Minh Đăng cần quan tâm tới các biện pháp hạ thấp chi phí, tăng doanh thu trong thời gian tới, bổ sung thêm các chính sách cần thiết để chỉ số này có thể tăng lên, đạt được hiệu quả cao.

Nhìn chung trong năm 2020, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đều giảm hơn so với năm 2019. Đây có thể coi là thiệt hại đối với công ty do chịu ảnh hưởng từ dịch Covid - 19. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn các nhân tố tác động đến các chỉ tiêu này, ta sử dụng phương pháp phân tích DuPont.

Phương trình: 𝑅𝑂𝐸 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 × 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛× 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑉𝐶𝑆𝐻 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 ROE năm 2018 = 0,0004 x 3,2891 x 1,4309 = 0,19% ROE năm 2019 = 0,0009 x 2,2112 x 1,3194 = 0,26% ROE năm 2020 = 0,0006 x 2,0677 x 1,2446 = 0,15%

Sự phân tách chỉ tiêu ROE thành tích của ba chỉ tiêu thành phần theo phương trình trên của DuPont là hữu ích bởi nó cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản phụ thuộc ba yếu tố:

- Hiệu quả hoạt động: Khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp được thể

hiện qua ROS.

- Hiệu quả khai thác tài sản của doanh nghiệp: Được thể hiện qua vòng quay

tổng tài sản

- Cơ cấu vốn của doanh nghiệp: Được thể hiện qua hệ số nhân vốn chủ sở

phải trả bình quân / VCSH bình quân + 1). EM tăng tức là doanh nghiệp tăng huy động vốn từ bên ngoài.

Như vậy, sự thay đổi của ROE năm 2020 có thể là do ít nhất một trong 3 yếu tố nêu trên gây ra. Mặt khác, doanh nghiệp muốn cải thiện ROE thì cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả khai thác tài sản và lựa chọn cơ cấu vốn thích hợp.

𝑅𝑂𝐴 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 ×

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Hay ROA = ROS x Số vòng quay tài sản ROA năm 2018 = 0,0004 x 3,2891 = 0,13% ROA năm 2019 = 0,0009 x 2,2112 = 0,20% ROA năm 2020 = 0,0006 x 2,0677 = 0,12%

Phương trình tách ROA của Dupont cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản phụ thuộc hai yếu tố:

- Quy mô lợi nhuận sau thuế: được tạo ra từ mỗi đồng doanh thu thuần, thể hiện qua hệ số ROS. Hệ số này gián tiếp thể hiện khả năng quản lý chi phí và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý chi phí tốt thì có thể làm tăng ROS và từ đó cải thiện tỷ suất sinh lời trên tài sản. Ngược lại, một doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động thấp, quản lý chi phí kém thì ROS sẽ thấp, từ đó làm giảm tỷ suất sinh lợi trên tài sản.

- Quy mô doanh thu thuần được tạo ra từ mỗi đồng vốn đầu tư vào tổng tài sản, thể hiện qua hệ số vòng quay tổng tài sản (còn gọi là hiệu suất sử dụng tổng tài sản). Hệ số này phản ánh hiệu quả và tần suất khai thác tổng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, nếu doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả khai thác tài sản thì cũng sẽ cải thiện được ROA.

Qua phân tích bằng phương pháp DuPont, ta có thể thấy được công tác quản trị vốn cũng như doanh thu, chi phí của công ty chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân là do năm 2019, chi phí của công ty quá lớn làm lợi nhuận sau thuế giảm. Năm 2020, Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Minh Đăng đã có sự cân bằng lại giữa lợi ích và sự an toàn tài chính công ty, công ty đã thanh toán được hết nợ và điều đó đã làm thay đổi mức lợi nhuận của công ty.

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành vốn lưu động

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI MINH ĐĂNG (Trang 54 -58 )

×