5. Bố cục khóa luận
2.3.2 Những hạn chế còn tồn đọng trong quá trình quản trị web
Sản phẩm nhận được không giống như mô tả trên website: đây là thực
trạng diễn ra phổ biến ở hầu hết thị trường buôn bán qua Internet. Ở Wayfair, mặc dù Cennos và cả PCSC luôn cố gắng nỗ lực thiết kế và hiệu chỉnh sản phẩm một cách chân thực nhất, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những sai sót không đáng có. Trong năm 2020, có đến hơn 5 triệu lượt đánh giá 1* của khách hàng về sản phẩm, chủ yếu là về kích thước thực tế, cách lắp đặt, màu sắc... và những vấn đề có liên quan đến hoạt động quản lý sản phẩm. Ngoài ra chỉ có số ít đánh giá không liên quan đến thông tin sản phẩm như thời gian giao hàng hay sai sản phẩm. Những đánh giá thấp của khách hàng ảnh hưởng khá lớn đến tình hình kinh doanh của công ty nói chung và về lĩnh vực quản trị web nói riêng.
Sự thiếu linh hoạt, logic giữa các bộ phận: điều này dẫn đến sự thiếu liên kết giữa các thông tin của cùng một sản phẩm. Những bộ phận có trách nhiệm tìm kiếm thông tin cho sản phẩm có nhiều lúc không kịp đạt KPI trong một ngày dẫn đến tình trạng đi sao chép thông tin trên các trang TMĐT khác dẫn đến thông tin bị lỗi với nhau rất nhiều, điều này gây ra khó khăn cho bộ phận kiểm tra thông tin.
Thời gian hạn chế: thời gian để chỉnh sửa và đẩy một sản phẩm lên
52
nhật thông tin. Điều này vô hình chung gây ra lỗi sản phẩm khi mà thông tin chưa được sửa trên web thì khách đã xem và mua hàng.
Sản phẩm lỗi phổ biến: có rất nhiều sku bị lỗi không xuất hiện được trên
website (Can’t view on site) nhưng vẫn nằm trong file chỉnh sửa. Con số này lên đến cả nghìn sku/tuần, điều này gây ra sự lãng phí về thời gian vào những sản phẩm không còn tồn tại trên web. Wayfair ôm dồn tất cả mọi sản phẩm, có quá nhiều sản phẩm trùng lặp trên trang web, ảnh hưởng không chỉ đến bộ phận quản trị website mà còn ảnh hưởng đến khách hàng, khi muốn mua hàng nhưng không biết lựa chọn sản phẩm nào là đúng (mặc dù Wayfair theo mô hình D2C).