Thách thức đối với website TMĐT Wayfair

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị website thương mại điện tử wayfair của công ty TNHH phần mềm phương chi (Trang 63 - 65)

5. Bố cục khóa luận

3.1.2Thách thức đối với website TMĐT Wayfair

(1) Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

• Amazon: Cùng với Apple, Google, Facebook được xem là 4 ông lớn về công nghệ hàng đầu thế giới. Amazon.com là trang web thuộc công ty Amazon.com Inc dành riêng cho thị trường nước Mỹ. Đây là website bán lẻ hàng đầu trên thế giới với 220 quốc gia và hàng triệu người sử dụng rộng khắp. Theo dữ liệu do Buy Shares cung cấp, tính đến cuối năm 2020, Amazon là trang web TMĐT duy nhất lọt top 5 trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới. Nền tảng này thu hút khoảng 5,2 tỷ người truy cập mỗi tháng. Đặc biệt, Amazon chăm sóc website của mình liên tục khi cứ 10s lại có hơn một trăm sản phẩm được update.

55

• Walmart: Đây là tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới, điều hành đại siêu thị, cửa hàng tạp hóa và cửa hàng bách hóa. Walmart tiến tới thị trường mục tiêu tại Hoa Kì, Canada, Mexico và một số các quốc gia khác thông qua các công ty con. Ước tính hàng tháng lượt truy cập vào website Walmart.com lên đến gần 300 triệu lượt. Trang web Walmart có đầy đủ các ứng dụng cần thiết cho một cửa hàng trực tuyến (catalogue, giỏ hàng, hướng dẫn...) cùng giao diện đẹp mắt, các thông tin được trình bày và sắp xếp cụ thể, rõ ràng thuận tiện nhất cho người mua.

Đối thủ cạnh tranh ngoài khu vực

Tuy không cạnh tranh trực tiếp với nhau nhưng những trang TMĐT tại Việt Nam cũng sẽ có điều kiện học tập kinh nghiệm, cách quản trị website hiệu quả từ những ông lớn trong ngành hay người quản trị web có thể nắm bắt tâm lý khách hàng thông qua phân tích hành vi mua – bán ở các website có cùng những nhóm sản phẩm như nhau.

• Shopee: Hoạt động theo mô hình TMĐT B2C. Tuy ra đời muộn vào năm 2015 nhưng Shopee lại nhanh chóng giành được ưu thế và tầm ảnh hưởng do Shopee xác định được phân khúc khách hàng cho mình rất tốt. Giao diện website dễ sử dụng và chức năng xử lý đơn hàng nhanh, bộ lọc sản phẩm thông minh là ưu điểm vượt trội của Shopee. Ước tính năm 2020, mỗi tháng website https://shopee.vn/ có khoảng 42 triệu lượt truy cập web, đây là con số không nhỏ đối với những trang web TMĐT tại Việt Nam.

• Lazada: Có mặt ở Việt Nam từ năm 2012 thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba của tỷ phú Jack Ma, đây là một website mua sắm trực tuyến được thiết kế chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm của nhiều ngành khác nhau trong có có nội thất và đồ dùng trong gia đình. Lazada hoạt động theo cả 2 mô hình B2C và C2C bởi sàn TMĐT này không cung cấp tất cả các hàng hóa dịch vụ mà chủ yếu là tạo ra sàn giao dịch trực tuyến cho các cửa hàng

56

đăng kí bán hàng trên website. Ước tính tại http://www.lazada.vn/ hàng tháng có đến hơn 36 triệu lượt truy cập.

(2) Hệ thống Internet

An ninh mạng và vấn đề bảo mật cũng là thách thức lớn đối với website Wayfair. Từ bảo mật hệ thống tới bảo vệ quyền lợi của khách hàng là yếu tố thiết yếu để đánh giá độ tin cậy của một website. Từ trước tới nay mặc dù chưa xảy ra những vấn đề về bảo mật thông tin khách hàng hay hacker xâm nhập nội bộ nhưng Wayfair cũng luôn phải chú trọng tới vấn đề này.

Ngoài ra, những vấn đề về trục trặc kĩ thuật hay đường truyền mạng cũng luôn là một trong những cản trở đối với quá trình quản trị website mà công việc này lại ảnh hưởng trực tiếp tới web.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị website thương mại điện tử wayfair của công ty TNHH phần mềm phương chi (Trang 63 - 65)