L ỜI CẢM ƠN
1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế
Nguyễn Thị Ngân Hà (2019) với bài viết “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội” được đăng trên tạp chí tài chính.vn. Trong nghiên cứu, tác giảđã tiến hành đánh giá hoạt động tín dụng chính sách của một số ngân hàng như: Ngân hàng Grameen Bank ở Bangladesh (GB); Ngân hàng Bank Rakyat Indonesia (BRI); Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan (BAAC). Trong quá trình phân tích, tác giả đã chỉ ra những điểm nổi bật của các ngân hàng trên thế giới giúp cho việc nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách
đối với hộnghèo. Điểm nhấn sáng tạo của Ngân hàng GB là mô hình “nhóm tự quản”
kết nối những người vay sống trong cùng một khu vực dân có hoàn cảnh tương tự để
họ cùng chia sẻ trách nhiệm, sàng lọc, giám sát và quản lý lẫn nhau, qua đó giảm
được sự bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng.
Đối với ngân hàng BRI, điểm nổi bật là ngân hàng đặc biệt tập trung vào việc
huy động các nguồn tiết kiệm của dân cư, nhất là những vùng nông thôn và khách hàng nghèo. Với mạng lưới rộng khắp cùng cơ chếhuy động hấp dẫn nên Ngân hàng
BRI đã thu hút được một nguồn lực rất lớn từ hộ nghèo để phục vụ cho nhu cầu tín dụng chính sách của chính họ. Hoạt động huy động từ tiền gửi tiết kiệm nêu trên chính là chìa khóa thành công của Ngân hàng BRI.
Đối với ngân hàng BAAC, tác giả đã chỉ ra một điểm thành công trong việc thực hiện tín dụng chính sách của ngân hàng đó là việc ngân hàng đã gắn kết việc cho vay với các chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người vay, qua đó
giúp việc sản xuất kinh doanh của người vay hiệu quảhơn, đảm bảo chính sách hiệu quả và bền vững hơn.
Trên cơ sở phân tích những thành công nổi bật trong hoạt động tín dụng chính sách của một số ngân hàng trên thế giới, tác giả bài viết đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm cụ thể: (i) Về nguồn lực tài chính, đòi hỏi phải đa dạng hóa các nguồn lực tài chính cho mục tiêu giảm nghèo, tăng cường huy động nguồn vốn tiết kiệm của dân
cư nhất là những vùng nông thôn và khách hàng nghèo; (ii) Về việc phối hợp triển khai thực hiện các chương trình: Bên cạnh việc ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức chính trị - xã hội nhằm từng bước xã hội hóa, thúc đẩy sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị - xã hội trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo chung của Nhà nước, thì việc nâng cao trách nhiệm của các cá nhân vay vốn thông qua các tổ, nhóm cần phải phát huy hơn nữa; (iii) Ngân hàng cần phải hướng tới giảm dần các
ưu đãi về lãi suất và chuyển sang các ưu đãi về quy trình, thủ tục, điều kiện cho vay hoặc chỉ áp dụng các ưu đãi về lãi suất đối với một sốđối tượng khách hàng có năng
lực tài chính, sử dụng vốn vay thấp nhất; (iv) Hướng dòng vốn tín dụng đến các lĩnh vực ưu tiên ở nông thôn.