L ỜI CẢM ƠN
2.3. Thực trạng tín dụng chính sách đối với các hộ nghèo của NHCSXH tỉnh
Đồng Tháp
2.3.1. Tình hình hộ nghèo được vay vốn
Số hộ nghèo được vay vốn lũy kế qua các năm có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Điều này cho thấy, mức độ bao phủ tín dụng chính sách lên các đối tượng nghèo và cận nghèo là càng rộng, giúp cho các hộ nghèo dễdàng hơn trong việc thoát nghèo. Số liệu thống kê cho thấy, tính đến thời điểm 2018, có 105.108 lượt hộ nghèo và 16.124 lượt hộ cận nghèo được tiếp cận với nguồn vốn chính sách. Số liệu cụ thể được thể hiện qua Bảng 2.3
Bảng 2.3. Sốlượt hộ nghèo và cận nghèo lũy kếđược vay vốn qua các năm
Đơn vị: Hộ
Tiêu chí 2014 2015 2016 2017 2018
Tổng số lượt lũy kế hộ nghèo
vay vốn 86.542 90.215 94.116 99.324 105.108 Tổng số lượt lũy kế hộ cận
nghèo vay vốn 9.524 11.042 12.856 14.056 16.124
Tổng số lượt lũy kế hộ nghèo
và cận nghèo vay vốn 96.066 101.257 106.972 113.380 121.232
Cùng với sự gia tăng của về sốlượt hộ nghèo và cận nghèo lũy kế được vay vốn tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp, số hộ nghèo và cận nghèo có dư nợ tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp có xu hướng gia tăng qua các năm. Năm 2014, số hộnghèo có dư nợ
tại NHCSXH đạt 7.624 hộgia đình. Đến năm 2018, con sốnày đã gia tăng lên 10.523 hộgia đình. Tương tự như vậy, số hộ cận nghèo có dư nợ tại NHCSXH tỉnh Đồng
Tháp cũng gia tăng qua các năm. Năm 2014, số hộ cận nghèo có dư nợ trên địa bà tỉnh là 3.086 hộ. Đến năm 2018, số hộ cận nghèo có dư nợ tại NHCSXH tỉnh Lâm
Đồng đạt 5.512 hộ gia đình. Sự gia tăng về số hộ nghèo và cận nghèo có dư nợ tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp cho thấy được mức độ bao phủ của chính sách tín dụng
đối với hộ nghèo ngày càng rộng. Đây là những tín hiệu tích cực giúp cho các hộ
nghèo và cận nghèo thoát khỏi ngưỡng nghèo, giúp cho tỉnh Đồng Tháp đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra.
Đơn vị: Hộ
Hình 2.3. Số hộ nghèo và cận nghèo có dư nợ tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp
qua các năm
Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp, 2014 - 2018
Phần lớn các hộgia đình nghèo được cấp vốn vay với mục đích cho hoạt động sản xuất. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ hộgia đình vay vốn với mục đích sản xuất chiếm tỷ lệtrên 70% và có xu hướng gia tăng qua các năm. Năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo
- 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 2014 2015 2016 2017 2018 7,624 8,215 8,836 9,645 10,523 3,086 3,542 4,125 4,736 5,512
có dư nợ vay vốn với mục đích sản xuất là 70,91%. Đến năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo vay vốn với mục đích sản xuất tăng lên 77,53%.
Bảng 2.4. Cơ cấu hộnghèo có dư nợ tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp theo mục
đích vay vốn
Đơn vị: Hộ
Tiêu chí 2014 2015 2016 2017 2018
Cho vay sản xuất 5.406 6.312 6.734 7.340 8158
Tỷ lệ (%) 70,91 76,84 76,21 76,10 77,53
Cho vay phi sản xuất 2.218 1.903 2.102 2.305 2.365
Tỷ lệ (%) 29,09 23,16 23,79 23,90 22,47 Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp, 2014 - 2018
Tương tư, tỷ lệ các hộ cận nghèo vay vốn chủ yếu với mục đích sản xuất. Số
liệu thống kê cho thấy, có tới gần 80% hộ cận nghèo vay vốn với mục đích này. Số
liệu cụ thểđược thể hiện qua Bảng 2.5
Bảng 2.5. Cơ cấu hộ cận nghèo vay vốn tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp theo mục
đích vay vốn
Đơn vị: Hộ
Tiêu chí 2014 2015 2016 2017 2018
Cho vay sản xuất 2.346 2.814 3.221 3.605 4.248
Tỷ lệ (%) 76,02 79,45 78,08 76,12 77,07
Cho vay phi sản xuất 740 728 904 1.131 1.264
Tỷ lệ (%) 23,98 20,55 21,92 23,88 22,93 Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp, 2014 - 2018
Với mục tiêu vay vốn cho hoạt động sản xuất sẽ giúp cho các hộgia đình gia tăng thu nhập và thoát nghèo.
2.3.2. Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn
Qua 5 năm từ2014 đến 2018, NHCSXH chi nhánh tỉnh Đồng Tháp đã cho vay
18.566 lượt khách hàng vay vốn, bình quân mỗi năm cho vay 4.640 lượt khách hàng.
Đây là một số lượng lớn chứng tỏ chi nhánh Đồng Tháp đáp ứng phần lớn nhu cầu về vốn của hộ nghèo.
Bảng 2.6. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo được vay vốn tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp
Đơn vị: Hộ
Tiêu chí 2014 2015 2016 2017 2018
Tổng số hộ nghèo tỉnh Đồng Tháp 31.908 29.866 26.540 23.035 19.146
Số hộ nghèo được vay vốn 7.624 8.215 8.836 9.645 10.523
Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn (%) 23,89 27,51 33,29 41,87 54,96
Tổng số hộ cận nghèo trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp 29.636 26.870 21.469 25.193 26.820 Số hộ cận nghèo được vay vốn 3.086 3.542 4.125 4.736 5.512
Tỷ lệ hộ cận nghèo được vay vốn
(%) 10,41 13,18 19,21 18,80 20,55
Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp, 2014 - 2018
Qua bảng số liệu cho thấy NHCSXH tỉnh Đồng Tháp đáp ứng tương đối nhu cầu vốn của hộ vay, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn có xu hướng gia tăng khá nhanh trong giai đoạn này. Nguyên nhân là do nhiều chính sách nới lỏng cho các hộ nghèo vay, chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước được thực hiện một cách tích cực. Đồng thời, số lượng hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ngày càng có xu hướng giảm. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo được tiếp cận với tín dụng chính sách có xu hướng gia tăng nhưng vẫn còn thấp. Tính đến năm 2018 mới chỉ có 54,96% hộ nghèo được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính, vẫn còn 45,04% hộ nghèo chưa được tiếp cận với nguồn vốn này.
Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn còn thấp nhưng trong tình
hình hiện nay với nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo còn hạn hẹp, nên việc xem xét cho vay theo tỷ lệ đạt được như thế cho thấy việc xét duyệt cũng cơ
bản đã đầu tư tập trung đúng đối tượng, thực chất theo số hộ nghèo có đủ điều kiện
để được vay vốn ưu đãi theo quy định.
2.3.3. Quy mô dư nợ và dư nợ bình quân 1 hộ nghèo
Quy mô dư nợđối với các hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2014, dư nợ cho vay đối với các hộnghèo đạt 154.920 triệu
đồng. Đến năm 2018, dư nợ cho vay đối với các hộ nghèo tăng lên 433.548 triệu đồng.
Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân chính khiến cho dư nợcho vay đối với các hộ
nghèo tăng lên là do sốlượng hộnghèo được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách
có xu hướng tăng. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2014, dư nợđối với các hộ cận nghèo
ở mức thấp chỉđạt 62.924 triệu đồng. Đến năm 2018, con sốnày đã tăng lên 280.506 triệu đồng. Nhìn chung, xét về tổng dư nợcho vay đối với các hộ nghèo và cận nghèo là
có xu hướng gia tăng từ 217.843 triệu đồng vào năm 2014 tăng lên 714.053 triệu đồng
vào năm 2018. Một trong những nguyên nhân khiến cho dư nợ cho các hộ nghèo và cận
nghèo gia tăng là do chính sách nới lỏng hạn mức cho vay đối với các hộ nghèo, cận nghèo không có tài sản bảo đảm. Số liệu cụ thểđược thể hiện qua Hình 2.4
Đơn vị: Triệu đồng
Hình 2.4. Dư nợcho vay đối với các hộ nghèo và cận nghèo
Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp, 2014 - 2018
- 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 2014 2015 2016 2017 2018 154,920 209,975 276,037 346,834 433,548 62,924 94,890 138,105 190,529 280,506
Danh mục cho vay tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Tháp đã bám sát với chủ trương của nhà nước, chính phủ và NHCSXH trung ương về mục tiêu xóa đói
giảm nghèo nên các danh mục dành riêng cho đối tượng là hộ nghèo gồm cho vay hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Hiện nay chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng
Tháp đã thực hiện hai hình thức tiếp cận tín dụng của hộ nghèo là cho vay trực tiếp và cho vay qua các tổ TK&VV thuộc các tổ chức ủy thác chính trị xã hội trên địa bàn
như hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên. Trong đó, hình thức cho tay qua các tổ TK &VV là chiếm tỷ trọng chủ yếu. Điều này cho thấy vai trò của các tổ tiết kiệm và vay vốn trong việc kết nối các hộgia đình nghèo tiếp cận
được với nguồn vốn chính sách. Số liệu cụ thểđượng thể hiện quan Bảng 2.7.
Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ cho vay theo hình thức cho vay
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018
Tổng dư nợ cho vay hộ
nghèo và cận nghèo 217.843 304.866 414.142 537.363 714.053 Cho vay trực tiếp 36.120 38.052 45.156 54.020 75.142
Tỷ lệ (%) 16,58 12,48 10,90 10,05 10,52
Cho vay qua tổ TK&VV thuộc các tổ chức ủy thác chính trị xã hội tại địa bàn
181.723 266.814 368.986 483.343 638.911
Tỷ lệ (%) 83,42 87,52 89,10 89,95 89,48 Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp, 2014 - 2018
Dư nợ cho vay tập trung chủ yếu đối với mục đích cho vay sản xuất với tỷ lệ trên 80%. Trong khi đó, dư nợ cho vay đối với hoạt động phi sản xuất chỉ đạt dưới 20%. Đây là điều kiện cần thiết giúp các hộ gia đình dễ dàng hơn trong việc giảm
Bảng 2.8. Cơ cấu dư nợ cho vay của các hộ nghèo và cận theo tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp theo mục đích vay vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Tiêu chí 2014 2015 2016 2017 2018
Cho vay sản xuất 176.323 246.740 338.721 443.243 585.553
Tỷ lệ (%) 80,94 80,93 81,79 82,48 82,00
Cho vay phi sản xuất 41.520 58.126 75.421 94.120 128.500
Tỷ lệ (%) 19,06 19,07 18,21 17,52 18,00 Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp, 2014 - 2018
Dư nợ bình quân cho vay hộ nghèo tăng đều qua các năm, từ 20,32 triệu đồng/hộ năm 2014 tăng lên 41,2 triệu đồng/ hộ vào cuối năm 2018. Điều này cho thấy nguồn vốn ngân hàng ngày càng đáp ứng được nhu cầu mở rộng phương án sản xuất kinh doanh của hộ nghèo trên địa bàn. Tuy nhiên đến thời điểm cuối năm 2018,
dư nợ bình quân trên 1 hộ chỉ đạt 41,2 triệu đồng là khá thấp so vớithị trường và bình quân toàn quốc, với số vốn như vậy thì khó có thể thực hiện phương án sản xuất kinh doanh lớn mà chủ yếu để sản xuất, mua bán, chăn nuôi nhỏ lẻ do đó không mang lại lợi nhuận cao, hàng hóa làm ra manh múng, bán không có giá cao….
Bảng 2.9. Dư nợ bình quân đối với 1 hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp CHỈ TIÊU ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 1- Dư nợ hộ nghèo cuối năm Tr.đồng 154.920 209.975 276.037 346.834 433.548 2- Số hộ nghèo dư nợ hộ 7.624 8.215 8.836 9.645 10.523 Dư nợ bình quân 1 hộ nghèo Tr.đồng 20,32 25,56 31,24 35,96 41,2
Bên cạnh đó, dư nợ bình quân trên 01 hộ cận nghèo cũng tăng dần qua các năm kể từ khi triển khai cho vay vào năm 2014. Mặt khác dư nợ bình quân trên 01 hộ cận nghèo vay vốn nhìn chung cao hơn so với số dư nợ bình quân trên 01 hộ nghèo vay vốn. Chứng tỏ nhu cầu hộ cận nghèo cần mức vốn đầu tư cho một phương án sản xuất kinh doanh lớn hơn hộ nghèo. Điều này giúp cho hộ ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng tăng và góp phần giảm nghèo một cách bền vững.
Bảng 2.10. Dư nợ bình quân 1 hộ cận nghèo tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp
CHỈ TIÊU ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 1- Dư nợ HCN cuối năm Tr.đồng 62.924 94.890 138.105 190.529 280.506 2- Số hộ cận nghèo dư nợ Hộ 3.086 3.542 4.125 4.736 5.512 Dư nợ bình quân 1 hộ cận nghèo Tr.đồng 20,39 26,79 33,48 40,23 50,89
Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp, 2014 - 2018
Số liệu cho thấy, dư nợ bình quân đối với 1 hộ cận nghèo cao có xu hướng gia tăng từ 20,39 triệu đồng/hộ gia đình vào năm 2014 tăng lên 50,89 triệu đồng/hộ gia đình vào năm 2018. Quy mô dư nợ bình quân 1 hộ đã có xu hướng gia tăng qua các năm. Đây là tín hiệu tích cực trong việc cung cấp nguồn vốn cho các hộ gia đình nghèo mở rộng sản xuất, tạo ra thu nhập và thoát nghèo cho các hộ gia đình.
2.3.4. Số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo
Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp đã góp
phần vào công tác giảm nghèo của địa phương. Kết quả sau 5 năm thực hiện, tỉnh
Đồng Tháp đã đưa tỷ lệ hộ nghèo từ10,01% đầu năm 2013 xuống còn 5,14% cuối
Bảng 2.11. Kết quả giảm nghèo thực hiện qua 5 năm 2014 - 2018 Năm Đầu kỳ Cuối kỳ Tỷ lệ hộ thoát nghèo (%) Hộ nghèo Tỷ lệ % Hộ nghèo Tỷ lệ % 2014 37.327 10,01 31.908 8,56 14,52 2015 31.908 8,56 29.866 8,01 6,40 2016 29.866 8,01 26.540 7,12 11,14 2017 26.540 7,12 23.035 6,18 13,21 2018 23.035 6,18 19.146 5,14 16,88 Nguồn: Sở LĐTB&XH tỉnh Đồng Tháp, 2014 - 2018
Nguồn vốn tín dụng chính sách góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo tại địa phương đã kết hợp giữa nguồn vốn tín dụng và các chương trình đào tạo nghề nông thôn, khuyến nông, khuyến ngư nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo sản xuất kinh doanh có lãi, phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách.
Thông qua vay vốn NHCSXH tỉnh Đồng Tháp, trong 05 năm từ 2014 - 2018
đã có 1.656 hộ thoát nghèo. Ngoài ra còn hàng ngàn hộ khác nhờ được vay vốn tín dụng chính sách đang có điều kiện vươn lên trong một vài vụ sản xuất tới, góp phần to lớn vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh Đồng Tháp.
Bảng 2.12. Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn thoát nghèo
Đơn vị: Hộ gia đình CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 2017 2018 1-Số hộnghèo dư nợ 7.624 8.215 8.836 9.645 10.523 2- Số hộ thoát nghèo có vay vốn 1.452 1.612 2.205 2.980 3.407 3- Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo (%) 19,05 19,62 24,95 30,90 32,38
Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn thoát nghèo có xu hướng gia tăng mạnh qua các năm. Năm 2014 chỉ có 19,05% hộ nghèo vay vốn thoát nghèo, đến năm 2018 tỷ lệnày đã tăng lên 32,38%. Tỷ lệ thoát nghèo của nhóm hộ có vay vốn cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của toàn tỉnh.
Đơn vị: %
Hình 2.5. Tỷ lệ thoát nghèo của các hộđược vay vốn so với mặt bằng chung của Tỉnh
Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp, 2014 - 2018
Tuy nhiên qua số liệu cũng nói lên một điều rằng số hộ nghèo nhờ vay vốn mặc dù tăng qua các năm nhưng con sốnày được đáng giá là chưa đạt yêu cầu đề ra, vẫn còn một sốlượng lớn hộ nghèo vay vốn chưa sử dụng vốn có hiệu quảđể tạo ra thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo. Để cải thiện vần đề này cần phải sự vào cuộc của các ngành có liên quan trong việc đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật cho hộ nghèo, tìm ra nhiều mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quảđể hộ nghèo áp dụng khi được vay vốn.
2.3.5 Khả năng huy động vốn
Trong khi hoạt động đặc trưng của các NHTM là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi đểcho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế, thì nguồn vốn của
NHCSXH được tạo lập theo các hình thức như: 14.52 6.40 11.14 13.21 16.88 19.05 19.62 24.95 30.90 32.38 -