L ỜI CẢM ƠN
3.2.2. Cân đối nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo
Thực hiện rộng rãi “xã hội hoá” tín dụng bằng sự phối hợp giữa Ngân hàng
với các tổ chức hội, với chính quyền cơ sở, sự xã hội hoá sẽ góp phần tăng thêm sự quan tâm của các hộ nghèo đối với tín dụng ưu đãi không còn ỷ lại, trông chờ đầu tư của Nhà nước thông qua các dự án.
Cần phải phát triển nguồn vốn bằng nhiều hình thức như tranh thủ nguồn vốn từ NHCSXH Việt Nam; tăng cường huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; tuyên truyền vận động hộ vay tham gia tiết kiệm thông qua tổ TK&VV; tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương bằng nguồn vốn tiết kiệm chi từ ngân sách để chuyển sang ủy thác cho ngân hàng cho vay một số đối tượng khác theo quy định.
Tập trung nguồn vốn tín dụng ưu đãi hiện đang được phân tán ở nhiều kênh, nhiều chương trình vào một đầu mối cùng nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH để phân bổ và cho vay một cách hợp lý, có hiệu quả.
Cần tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ một số lĩnh vực như: cải thiện môi trường sống, hệ thống y tế nông thôn, nước sạch ...
Tỉnh, huyện cần dành một phần vốn ngân sách địa phương từ tăng nguồn thu trong kế hoạch hàng năm để cân đối nguồn vốn tín dụng cho vay ưu đãi với đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Đối với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện có khả năng về ngân sách có kế hoạch bổ sung thêm vốn ủy thác cho NHCSXH, cho vay theo các
chương trình, dự án chỉ định của địa phương.